Trong cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình Andrew Napolitano đã hỏi viên sĩ quan này điều gì sẽ xảy ra nếu người Mỹ muốn đưa lực lượng quân sự vào Ukraina.
“Khi đó họ sẽ gây chiến với Nga. Nga sẽ hành động dứt khoát để đè bẹp họ”, chuyên gia dự đoán.
Theo ông Macgregor, tất cả các trung tâm hậu cần và căn cứ quân sự hỗ trợ quân xâm lược sẽ bị tên lửa Nga loại bỏ.
“Putin đã nói rõ (hậu quả của sự can thiệp của NATO là gì),” ông Macgregor nói.
Theo đại tá Macgregor, Liên minh Bắc Đại Tây Dương hiện không quan tâm đến các cuộc đụng độ quân sự trực tiếp.
Trước đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng triển khai lực lượng quân sự ở Ukraina nếu Nga đột phá tiền tuyến và Kiev có yêu cầu như vậy.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov lưu ý rằng tuyên bố của đại diện các nước phương Tây về việc họ sẵn sàng gửi quân đội tới Ukraina buộc Moskva phải đưa ra phản ứng có trách nhiệm, nhanh chóng và hiệu quả. Theo ông, cuộc tập trận hạt nhân được Moskva công bố tuần trước có liên quan trực tiếp đến những tuyên bố đe dọa, khiêu khích và leo thang căng thẳng mới nhất trên lục địa này của một số đại diện châu Âu.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.