Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ Palestine báo cáo vào cuối ngày 26 tháng 5 rằng nhiều người đã thiệt mạng và bị thương sau cuộc tấn công của không quân Israel vào trại người di tản ở phía tây bắc Rafah. Cơ quan phòng vệ dân sự Palestine cho biết ít nhất 40 người chết và hàng chục người bị thương trong cuộc tấn công của Israel vào khu lều trại ở Rafah. Văn phòng công tố quân sự của quân đội Israel đã mở cuộc điều tra về vụ không kích ở khu vực Rafah, nơi có trại lều dành cho người di tản. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi vụ việc xảy ra là "sự cố bi thảm".
“Chính quyền Biden đã quyết định rằng cuộc tấn công trong những ngàycuối tuần của Israel nhằm vào Rafah... không vượt qua ranh giới đỏ mà Tổng thống Joe Biden đã đặt ra 2 tháng trước”, - tờ báo dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết.
Như Politico viết, chính quyền Biden đã cho thấyrằng cuộc không kích không gây ra “sự lên án nghiêm trọng” từ phía Mỹ.
Như một quan chức cấp cao đã nói với ấn phẩm, tiến trìnhtrong hoạt động của Israel tại Rafah cho thấy Israel đã lưu ý đến những cảnh báo của Mỹ để tiến hành chiến dịch này “có mục đích và chính xác hơn”.
Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza. Sau đó, các chiến binh của phong trào Hamas Palestine đã tiến vào khu vực biên giới, nổ súng vào quân đội và dân thường, bắt hơn 200 con tin. Theo số liệu của chính quyền, khoảng 1,2 nghìn người đã chết.
Lực lượng Phòng vệ Israel đã phát động chiến dịch "Thanh kiếm sắt" ở Dải Gaza, bao gồm các cuộc tấn công vào các mục tiêu dân sự. Israel tuyên bố phong tỏa hoàn toàn khu vực này: nguồn cung cấp nước, điện, nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men đều bị cắt. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế Gaza, hơn 36 nghìn người thiệt mạng và hơn 81 nghìn người bị thương.
Dải Gaza thực sự được chia thành 2 phần phía nam và phía bắc. Đêm 7 tháng 5, Lực lượng Phòng vệ Israel tiến vào Rafah, nằm ở biên giới với Ai Cập. Bản thân thành phố này được coi là thành trì cuối cùng của Hamas.
Bộ Ngoại giao Liên Bang Nga kêu gọi các bên chấm dứt hành động chiến sự. Theo quan điểm của Moskva, giải pháp chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở công thức được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua với việc thành lập nhà nước Palestine trong đường biên giới năm 1967 với thủ đô ở Đông Jerusalem.