“Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các siêu cường, xung đột ủy nhiệm và các xung đột khác (sự kiện khủng hoảng tên lửa Cuba không phải là xung đột ủy nhiệm mà là cuộc đối đầu trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Liên Xô), việc NATO phê chuẩn các đòn tấn công vào lãnh thổ Nga dường như đã vượt qua «lằn ranh đỏ» nguy hiểm”, bài viết nêu rõ.
Theo quan điểm cuả tác giả, việc từ chối đàm phán cũng như việc thiếu vắng nguyện vọng hòa bình từ phía Hoa Kỳ và phần lớn châu Âu đang đẩy tăng nguy cơ xung đột mở rộng đến mức sử dụng vũ khí hạt nhân.
Thời gian gần đây, một số nước phương Tây đã cho phép Kiev sử dụng vũ khí của các nước này để tiến hành những cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga dưới hình thức này hay hình thức khác. Cụ thể, Hoa Kỳ chấp thuận việc Ukraina sử dụng vũ khí đã chuyển giao cho Kiev để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga ở gần khu vực Kharkov. Đồng thời, Washington bảo lưu hiệu lực của lệnh cấm tấn công xuyên biên giới bằng tên lửa chiến thuật ATACMS và các loại vũ khí hỏa lực tầm xa khác.
Lập trường của Nga
Trong cuộc gặp các đại diện truyền thông ở Saint-Peterburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng Matxcơva có thể đáp trả một cách bất cân xứng với việc cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraina. Nguyên thủ quốc gia nói thêm rằng Nga sẽ xem xét khả năng cung cấp vũ khí của mình cho những khu vực có thể thực hiện đòn tấn công nhằm vào những chủ thể nhạy cảm của các quốc gia cung cấp tên lửa cho Kiev.