“Nhóm "Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan"* đã thành công vận chuyển những phần tử ủng hộ đến Tây Âu, có lẽ là thông qua làn sóng người tị nạn từ Ukraina”, ông nói trong cuộc họp báo về kết quả công việc năm 2023.
Theo lời ông, Đức và các nước châu Âu khác đang chăm chú theo dõi quá trình này và ngăn chặn những cuộc tấn công khủng bố tiềm tàng. Như đánh giá của ông Haldewang, "Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan"* hiện là nhóm nguy hiểm nhất trong số các nhóm khủng bố tương tự. Nhóm này coi những cuộc tấn công khủng bố tại nhà hát «Bataclan» ở Paris hay tàu điện ngầm Brussels là những ví dụ điển hình để học theo.
“Đang tiến hành rất nhiều công việc chuẩn bị, trong đó cần huy động rất nhiều người tham gia, đang mua sắm vũ khí và đến một lúc nào đó, cơ quan an ninh sẽ đặt chân vào cửa”, ông Haldevang nói.
Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Feser có mặt tại hội nghị đã tuyên bố rằng hiện nay ở Đức có tổng cộng khoảng 27.000 tín đồ Hồi giáo cực đoan.
“Những mối đe dọa có thể xuất phát từ các cá nhân thánh chiến đơn lẻ hoặc từ các nhóm nhỏ, nhưng các cuộc tấn công khủng bố phối hợp quy mô lớn như vụ tấn công khủng bố gần đây ở Matxcơva cũng là kiểu kịch bản có thể xảy ra”, ông Haldevang nói thêm, nhắc đến vụ tấn công «Crocus City Hall» hôm 22 tháng 3.
Các nghi phạm trong vụ tấn công này khi đó đã cố gắng rời Nga thông qua ngả biên giới với Ukraina.
Hồi tháng 4, Văn phòng Tổng công tố Đức đã đưa ra cáo buộc chống lại 5 công dân Tajikistan, 1 công dân Turkmenistan và 1 công dân Kyrgyzstan về tội tạo lập một cộng đồng khủng bố. Các bị cáo này vào Đức năm 2022 thông qua Ukraina.
Cuối năm 2023, cảnh báo khủng bố được ban hành ở Vienna. Có thông tin cho rằng một số phần tử tội phạm khủng bố đang lên kế hoạch tấn công các Giáo đường St. Stephen, Nhà thờ Prater và Cologne dưới danh nghĩa "Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan"*. Yêu cầu truy nã các nghi phạm cũng được gửi tới Ukraina.
* Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga