"Vạch trần những bí mật đen tối của một Chính phủ mạnh như chính quyền Hoa Kỳ là nhiệm vụ phức tạp. Assange đã cho thấy rằng với trợ giúp của sự thật và tính minh bạch, chúng ta có thể «chiếu tướng» cả những nhân vật quyền lực bậc nhất”, chuyên gia kiêm giảng viên trường Đại học lớn của Mexico Universidad Iberoamericana Ciudad de México nêu ý kiến.
Nhân tố Assange trong cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ
"Biden không có trọng lượng như các Tổng thống khác. Ngay cả Trump, người mà cả thế giới đang chỉ trỏ phê phán, cũng vẫn chiếm được cảm tình của những người dân Hoa Kỳ. Tôi không nghi ngờ gì rằng vụ việc với Assange sẽ có vai trò chống lại đảng Dân chủ trước thềm cuộc bầu cử tháng 11 tới. Vụ việc này có thể được người Mỹ phái cánh hữu ủng hộ Trump tận dụng khai thác, biến thành lá cờ phất cao của quyền tự do ngôn luận”, chuyên gia dự đoán.
“Tính đến việc bị truy bức và những vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần khác nhau mà Julian Assange phải chịu đựng trong nhiều năm, việc trả tự do cho ông có thể được hiểu là «dấu hiệu cho thấy công lý có thể đạt được hoặc là sự bất công vẫn có thể được sửa chữa”, như đánh giá do bà Paula Mónaco Felipe - nhà báo, nhà văn, nhà hoạt động và nhà sản xuất người Argentina hiện sống tại Mexico, từng đoạt Giải thưởng Báo chí Quốc gia năm 2019 và 2021 đã nói với Sputnik trong cuộc phỏng vấn.
Hình mẫu về cách trừng phạt các nhà báo
“Mặc dù việc trả tự do cho Julian Assange là tin thời sự tuyệt vời đối với ông và gia đình, nhưng chúng ta đâu thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế không thể phủ nhận là Hoa Kỳ và các đồng minh đã áp đặt “hình mẫu xử phạt quốc tế chủ yếu dành cho các nhà báo, dựa trên cơ sở tra tấn tinh thần-tâm lý”, bà Daniela Pastrana, Giám đốc cổng thông tin báo chí điều tra Pie de Página và là người sáng lập Mạng lưới các nhà báo Mỹ Latinh nêu ý kiến.