Báo cáo chuyên môn của trung tâm này được soạn lập liên quan đến thông tin xuất hiện lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên gồm 6 chiếc đã đến Ukraina. Bài viết nêu rõ và nhận định về tính năng kỹ thuật của hệ thống phòng không gồm nhiều lớp của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumph, tổ hợp tên lửa phòng không Viking và tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2.
“Những tính năng kỹ thuật và chiến thuật cao của các hệ thống và tổ hợp phòng không hiện đại của Nga khiến những vũ khí này trở thành những đại diện tốt nhất trong phân khúc của chúng, có khả năng đảm bảo năng lực bảo vệ phòng không hiệu quả cho quân đội trong khu vực trách nhiệm tương ứng”, - bài báo cho biết.
Patriot không phải đối thủ của S-400
Cả hai tổ hợp này đều được thiết kế để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu ở khoảng cách rất xa so với đối tượng được bảo vệ là nơi triển khai quân hay công trình cơ sở, cũng như những mục tiêu có những tính năng tới hạn ở cấp độ cao. Hệ thống phòng không S-400 có khả năng đánh chặn vũ khí tấn công đường không dạng khí động học (AEA) ở cự ly lên tới 380 km và độ cao lên tới 30 km. Tầm bắn/độ cao tiêu diệt tên lửa đạn đạo của hệ thống này lần lượt là 30/25 km và tốc độ mục tiêu lên tới 4,8 km/giây, đây là các chỉ số kỹ thuật được đưa ra trong bài viết.
Hệ thống phòng không Patriot có vùng tiêu diệt mục tiêu khí động học ở khoảng cách tới 160 km, độ cao tới 25 km, tầm tiêu diệt tên lửa đạn đạo (tầm bắn/độ cao) - lần lượt là 25 km và 20 km. Tốc độ tiêu diệt tới 3 km mỗi giây.
Các mục tiêu ưu tiên của hệ thống phòng không tầm xa bao gồm máy bay phát hiện và cảnh báo radar tầm xa và máy bay ném bom. Mục tiêu khó đối phó nhất của cả hai hệ thống là tên lửa chống radar.
"Viking" là mắt xích trung gian trong hệ thống phòng thủ nhiều lớp
Khái niệm phòng không nhiều lớp của Liên Xô và Nga luôn chú trọng đến các hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – hệ thống này liên tục được phát triển. Một trong những hệ thống phòng không tốt nhất trên thế giới loại này là tổ hợp tên lửa phòng không Viking. Hệ thống phòng không tầm trung này hoàn toàn phù hợp với các điều kiện chiến đấu hiện đại, bài phân tích nêu rõ.
Trong một thời gian dài các chiến lược gia của NATO không coi trọng việc phát triển lớp vũ khí này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, một số hệ thống phòng không tầm trung của phương Tây đã xuất hiện, như IRIS-T SLM, NASAMS III và SAMP/T, điều này cho thấy sự hiểu biết có phần muộn màng của họ về vai trò của hệ thống phòng không tầm trung trong chiến đấu.
Phạm vi và độ cao tối đa để đánh chặn các mục tiêu khí động học là 65 km và 25 km đối với Viking, 40 km/20 km đối với IRIS-T SLM, 50 km/20 km đối với NASAMS III, 60-80 km/20 km đối với SAMP/T. Viking có khả năng đánh chặn cả mục tiêu khí động học và mục tiêu đạn đạo.
Mục tiêu ưu tiên của các tổ hợp phòng không tầm trung là máy bay tiền tuyến và trực thăng chiến đấu.
Đứng cuối bảng trong lớp vũ khí phòng không này là "Tor-M2"
Trong vùng hoạt động tầm ngắn (tới 16 km) phương tiện tối ưu để tiêu diệt mục tiêu trên không là hệ thống phòng không tầm ngắn Tor-M2. Những mục tiêu thường bị tổ hợp này tiêu diệt là các loại máy bay cả không người lái và có người lái định xâm nhập vào khu vực phòng không tầm ngắn.
Hệ thống phòng không Tor-M2 vượt trội so với các hệ thống phòng không tương tự của phương Tây (VL MICA, IRIS-T SL, NASAMS II, SPYDER) ở hầu hết các khía cạnh. Xét từ quan điểm phòng không quân sự, về nguyên tắc không có hệ thống tương tự nào của phương Tây có thể so sánh được với hệ thống phòng không Tor-M2, bài báo nêu rõ.
Ưu điểm của Tor-M2 là nhanh chóng di chuyển đến vị trí khai hỏa khi đang hành quân hoặc từ nơi ẩn nấp, triển khai/thu rút nhanh chóng tại vị trí chiến đấu (10-15 phút), đánh chặn mục tiêu và thao tác nhanh khiến pháo binh địch không thể tiếp cận được tổ hợp.