Diễn đàn Phật giáo ở Nga trở thành sự kiện chưa từng có, quy tụ Phật tử khắp nơi trên thế giới

Diễn đàn Phật giáo quốc tế, diễn ra lần thứ 2 tại thủ đô Buryatia, là một sự kiện chưa từng có, quy tụ Phật tử từ khắp nơi trên thế giới, như ông Evgeniy Minchenko, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu tinh hoa chính trị tại Viện Nghiên cứu quốc tế, thuộc học viện MGIMO, Bộ Ngoại giao Nga, đồng thời là chủ tịch Hiệp hội quan hệ công chúng Nga phản ánh.
Sputnik

"Đây là một sự kiện chưa từng có và không có sự kiện tương tự. Đây là diễn đàn quốc tế duy nhất quy tụ Phật tử từ khắp nơi trên thế giới, sự kiện với thái độ rất khoan dung với các truyền thống khác nhau, mời gọi tất cả mọi người quan tâm tham gia vào vấn đề này. Kết quả là một sự hợp nhất rất tốt đẹp của những người mang truyền thống Phật giáo, của các nhà khoa học đang nghiên cứu Phật giáo", - Minchenko nói trong cuộc phỏng vấn với phóng viên.

Diễn đàn quốc tế “Phật giáo truyền thống và những thách thức hiện đại” tại Ulan-Ude
Ông lưu ý rằng diễn đàn thảo luận “Phật giáo và nhận thức” rất thú vị đối với cá nhân ông, với tư cách là một người làm việc với các nhà lãnh đạo.
“Theo quan điểm của tôi, những quan sát này nghe có vẻ rất mới mẻ và hiện đại, mặc dù thực tế là chúng dựa trên truyền thống hàng nghìn năm”, - Minchenko nói về công trình của mình. Diễn giả cũng ghi nhận bầu không khí thân thiện và bình yên tại diễn đàn.

“Người Phật tử chân chính: tôn trọng người đối thoại, sẵn sàng lắng nghe lập luận của họ, sẵn sàng chấp nhận quan điểm mà ban đầu bạn cảm nhận có vẻ không đúng, nhưng hãy cố gắng hiểu và tìm ra điểm lành mạnh trong đó. Tôi nghĩ rằng, đó giống như một phương pháp thanh lọc ý thức: gạt bỏ nền tảng cảm xúc tiêu cực và tập trung làm điều tốt cho mọi người – những điều còn thiếu trong thế giới hiện đại”, Minchenko nhấn mạnh.

Diễn đàn quốc tế “Phật giáo truyền thống và những thách thức hiện đại” tại Ulan-Ude
Diễn đàn Phật giáo quốc tế lần thứ IIdiễn ra vào ngày 12-14 tháng 8 tại Ulan-Ude. Sự kiện được tổ chức trước thềm lễ kỷ niệm 260 năm thành lập Viện Pandito Hambo Lamas - người đứng đầu cộng đồng Phật giáo ở Nga. Đại diện các tổ chức tôn giáo, khoa học và cộng đồng Phật giáo ở Nga và nước ngoài nơi Phật giáo phổ biến đều tham gia vào sự kiện này. Tham dự diễn đàn gồmcác phái đoàn đến từ 15 quốc gia, trong đó có Bangladesh, Belarus, Brazil, Bhutan, Việt Nam, Ấn Độ, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Nepal, Thái Lan, Sri Lanka và Nhật Bản.
Diễn đàn đã tổ chức 7 cuộc thảo luận nhóm - nhiều hơn năm ngoái. Họ đã thảo luận về nhận thức của Phật giáo về ý thức dựa trên cơ sở bằng chứng của các quốc gia và cách tiếp cận khác nhau, vấn đề sinh thái và những vấn đề khác. Ngoài ra, một phần riêng biệt được dành riêng cho lễ kỷ niệm 260 năm thành lập Viện Pandito Hambo Lama ở Nga, được thành lập dưới thời Hoàng hậu Ekaterina II.
Trước thềm diễn đàn, đợt Pháp tu Phật giáo White Tara (Đức Bạch Độ Phật Mẫu) đã diễn ra ở Buryatia, với khoảng 2 nghìn Phật tử tham gia. Trong Phật giáo, Đức Bạch Độ Mẫu (Tăng Thọ Cứu Độ Phật Mẫu) là một vị bồ tát (bậc giác ngộ), cùng với Phật Vô Lượng Thọ, Phật Đỉnh Tôn Thắng Phật Mẫu hợp lại gọi là Ba Tôn Trường Thọ. Đức Bạch Độ Mẫu, còn được gọi là Thất Nhãn Phật Mẫu có 7 con mắt giúp Đức Phật nhìn thấy mọi thứ xảy ra xung quanh và hỗ trợ những người cần Đức Phật.
Đoàn đại biểu Việt Nam và các nước sẽ đến dự Diễn đàn Phật giáo quốc tế lần II tại Nga
Thảo luận