Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Geneva kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt sử dụng bom đạn chùm

MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ phải ngừng sử dụng, chuyển giao và lưu trữ bom đạn chùm, cũng như phải yêu cầu các đồng minh của mình thực hiện điều tương tự, chi nhánh Hoa Kỳ của tổ chức Liên minh chống bom đạn chùm có trụ sở tại Geneva tuyên bố, đồng thời lên án việc chính quyền Tổng thống Joe Biden chuyển giao những vũ khí kiểu đó cho Ukraina.
Sputnik
"Liên minh chống bom, đạn chùm (CMC)" là phong trào quốc tế có trụ sở tại Geneva nhằm vận động chống lại việc sử dụng, sản xuất và vận chuyển bom, đạn chùm. Cụ thể, đang xác minh việc thực thi Công ước về Bom, đạn chùm năm 2008, được 108 quốc gia ký kết, cấm sử dụng các loại vũ khí đó. Trong đội ngũ Liên minh bao gồm các tổ chức như Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Người khuyết tật Quốc tế (Handicap International) và Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).

“Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng sử dụng, chuyển giao và tàng trữ bom đạn chùm, nhanh chóng tham gia Công ước về bom, đạn chùm cũng như khuyến khích các đối tác và đồng minh của mình làm điều tương tự”, tuyên bố của tổ chức nêu rõ.

Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Liên Hợp Quốc: Sử dụng bom chùm trong khu vực dân sự vi phạm luật pháp quốc tế
Liên minh cũng lên án chính quyền Biden cung cấp bom đạn chùm cho Ukraina, động thái này "thúc đẩy lập luận sai lầm" về tính hợp pháp của việc sử dụng những loại vũ khí như vậy.
Trước đó, Liên minh chống bom đạn chùm đã công bố bản báo cáo, theo đó Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã phê duyệt 5 đợt chuyển giao bom đạn chùm cho Ukraina trong khoảng thời gian từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024, bất chấp sự chỉ trích từ phía Liên Hợp Quốc và các lãnh đạo của 21 nước.
Ngoài ra, có lưu ý rằng Liên minh bị sốc bởi quyết định của Chính phủ Litva rút khỏi Công ước về bom đạn chùm, đồng thời kêu gọi Vilnius đình chỉ quá trình này và thay đổi đường lối.
Trước đó, Quốc hội Litva đã phê chuẩn việc nước này rút khỏi Công ước về Bom đạn chùm, kết quả là trong tương lai quốc gia này sẽ có thể bắt đầu mua và lưu trữ bom đạn chùm. Khi thảo luận về quyết định kể trên, Hạ viện lưu ý rằng trong số tất cả các nước NATO giáp giới Nga, chỉ có Litva và Na Uy là thành viên của Công ước.
Bom, đạn chùm không trang bị bộ phận tự hủy. Theo dữ liệu của giới quân sự Mỹ, từ 5% đến 14% số đạn này có thể không phát nổ vì nằm trong kho lâu ngày. Trong trường hợp đó, bom đạn chùm sẽ tạo thành những quả mìn nổ chậm và bất ngờ, đe dọa sinh mạng dân thường cả sau khi kết thúc xung đột.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Vệ binh quốc gia Nga vô hiệu hóa bom chùm HIMARS chưa nổ gần nhà máy điện hạt nhân Kursk
Công ước về Bom, đạn chùm cấm mọi hoạt động sử dụng, chuyển giao, sản xuất và tàng trữ bom, đạn chùm và có hiệu lực từ năm 2010. Hiện tại, 112 quốc gia đã phê chuẩn và còn 12 quốc gia khác đã ký, liên kết với mục tiêu. Trong số những nước chưa tham gia Công ước có Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, các quốc gia Đông Âu và các nước vùng Baltic, Bắc Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và cả hai miền Triều Tiên.
Nga cho rằng việc cung cấp vũ khí cho Ukraina sẽ cản trở việc giải quyết khủng hoảng và trực tiếp lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng bất kỳ lô hàng nào chứa vũ khí cho Ukraina đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của quân Nga. Theo lời ông, Hoa Kỳ và NATO đang trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột, khi không chỉ cung cấp vũ khí mà còn đào tạo nhân lực cho Kiev ở Anh, Đức, Ý và các nước khác. Điện Kremlin tuyên bố rằng việc bơm vũ khí từ phương Tây cho Ukraina không hề góp phần vào các cuộc đàm phán và chỉ có tác động tiêu cực.
Thảo luận