NATO phải bồi thường cho hậu quả ném bom
Liên minh Bắc Đại Tây Dương đã tích cực sử dụng đạn uranium nghèo trong cuộc chiến ở Bosnia và Herzegovina năm 1995 và trong cuộc xâm lược Nam Tư năm 1999.
Theo Ủy ban điều tra hậu quả của việc sử dụng đạn Uranium nghèo, tháng 9 năm 1995, lực lượng NATO đã thả 4,5 tấn loại đạn này vào Bosnia và Herzegovina. Theo Bộ Quốc phòng Serbia, Nam Tư đã bị ném bom vào mùa xuân năm 1999 bằng 15 tấn đạn uranium nghèo.
Luật sư Srdjan Aleksic nói với Sputnik Serbia: “Hiện tại, 35 vụ kiện NATO đã được đệ trình lên tòa án ở Belgrade, Nis và các thành phố khác của Serbia, đồng thời 50 kết quả sinh thiết của các sĩ quan cảnh sát và quân đội Serbia từng phục vụ ở Kosovo và bị ung thư đã được gửi đến các phòng thí nghiệm của Ý”.
Luật sư tuyên bố: “Kết quả sinh thiết cho thấy sự hiện diện của kim loại nặng và uranium nghèo, đây là bằng chứng 100% về phía chúng tôi”.
Ông trích dẫn ví dụ của cố Đại tá Lực lượng Vũ trang Serbia Dragan Stojcic, người đã phân tích cho thấy uranium nghèo và kim loại nặng nhiều quá mức cho phép gây ra các dạng ung thư nghiêm trọng nhất.
Luật sư Srdjan Aleksic rút ra kinh nghiệm của đồng nghiệp người Ý Angelo Tartaglia, người đã thắng hơn 300 vụ kiện chống lại Bộ Quốc phòng thay mặt cho những người lính Ý phục vụ trong sứ mệnh KFOR của NATO ở Kosovo và sau đó bị bệnh ung thư hoặc chết vì ung thư.
Theo ông Aleksic, các phiên tòa xét xử những trường hợp như vậy có thể kéo dài ít nhất hai năm cho đến khi thu thập được tất cả bằng chứng liên quan. Vụ án của Đại tá Stojcic đã diễn ra được khoảng thời gian dài và hiện đang bước vào giai đoạn cuối. Theo luật sư, NATO nhất quyết yêu cầu quyền miễn trừ, nhưng cơ quan công tố đã phản đối điều này và cung cấp kết quả của chuyên gia pháp y cũng như kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm của Ý.
“NATO phải bồi thường, bởi vì bằng cách ném bom Serbia và Republika Srpska bằng đạn uranium nghèo, tuy đã biết về ảnh hưởng lâu dài (chu kỳ bán rã là 4,5 tỷ năm), Liên minh đã đầu độc đất đai, nguồn nước, đất đai và không khí của chúng ta. Uranium nghèo đã đi vào chuỗi thức ăn”, người đối thoại của Sputnik Serbia kết luận.