Trường học dành cho các nhạc sĩ và nghệ sĩ trẻ
Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Sputnik, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói: “Theo tôi, hình thức đào tạo này rất thú vị và hữu ích, nó giúp các nhà soạn nhạc trẻ tìm ra những con đường sáng tạo mới, độc đáo.Tôi giảng bài và trả lời các câu hỏi của nhạc sĩ trẻ. Tôi đã viết bản nhạc cụ “Xuống núi” để biểu diễn tại Học viện. Leo lên đỉnh núi đã khó, nhưng đi xuống còn khó hơn nhiều. Bạn phải can đảm và kiên trì để giữ bình tĩnh từng bước một xuống từ đỉnh núi cuộc đời và sống những năm cuối đời một cách đàng hoàng. Đối với tôi, việc tham gia Học viện rất hữu ích. Tôi đã nghe các bài giảng và làm quen với tác phẩm của các nhà soạn nhạc đến từ các quốc gia khác nhau, thưởng thích âm nhạc ứng tác và âm nhạc điện tử trong các lớp học về các thể loại âm nhạc này, đồng thời thích giao lưu với giới trẻ sáng tạo”.
Chúng ta cần nghe giọng quê hương
“Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về truyền thống của dòng nhạc quê hương. Chỉ khi dựa vào truyền thống âm nhạc dân gian, vào văn hóa dân tộc, bạn mới có những ý tưởng mới, triết lý mới. Một giai điệu không xuất hiện từ không khí mà xuất phát từ trái tim bạn, hòa nhịp với trái tim mọi người. Bạn cần nghiên cứu sâu về âm nhạc của đất nước bạn, của các quốc gia khác cũng như âm nhạc cổ điển. Nếu bạn làm như vậy thì âm nhạc của bạn sẽ sống động - âm nhạc của cá nhân bạn sẽ được làm giàu bằng kho tàng trải nghiệm âm nhạc của nhiều thế hệ. Theo quan điểm của tôi, và tất cả các nhà soạn nhạc đến từ các quốc gia khác đều đồng ý với tôi, bạn cần viết nốt nhạc bằng tay - đây là con đường trực tiếp từ trái tim bạn - chứ không phải trên máy tính. Và thông qua âm nhạc, bạn sẽ gửi gắm cảm xúc, nguồn cảm hứng của mình đến người nghe”.
Văn hóa là con đường dẫn đến hiểu biết và yêu thương
“Điều cần thiết là Những ngày văn hóa Nga tại Việt Nam và Những ngày văn hóa Việt Nam tại Nga phải được tổ chức thường xuyên hơn, không chỉ ở Mátxcơva, St. Petersburg, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các thành phố khác, trong đó có vùng Viễn Đông của Nga. Cần tổ chức thường xuyên hơn nữa các hoạt động trao đổi giữa các nhóm sáng tạo cũng như sinh viên các trường đại học sáng tạo. Ở Việt Nam nhiều người vẫn yêu văn hóa Nga, âm nhạc Nga, đọc những tác phẩm kinh điển của nền văn học Nga, nhớ những bài thơ, bài hát Nga. Truyền thống này không thể bị mất”, - nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam, cho biết.