Cần có nhiều dự án phổ biến tiếng Nga hơn nữa tại Việt Nam

Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, phổ biến tiếng Nga , văn hóa Nga tại Việt Nam và vào cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa của hai nước.
Sputnik
Các hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” đã kết thúc tốt đẹp ngày 8/10/2024 tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trong tiến trình Dự án, các giảng viên hàng đầu của Đại học Tổng hợp Ngôn ngữ Quốc gia Mátxcơva (MGLU), theo đơn đặt hàng của Cơ quan hợp tác Nga (Rossotrudnichestvo), đã thực hiện một chuỗi các sự kiện định dạng khác nhau nhằm mục đích phổ biến tiếng Nga tại Việt Nam và góp phần củng cố hợp tác giáo dục và giao lưu văn hóa.

Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa” đã kết thúc tốt đẹp tại TP Hồ Chí Minh

Như Sputnik đã đưa tin trước đó, Lễ khai mạc Dự án diễn ra ngày 30/9 tại Văn phòng đại diện Rossotrudnichestvo tại Việt Nam (Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội).
Các sự kiện thuộc Dự án đã diễn ra tại thủ đô Hà Nội và hai trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục lớn của Việt Nam là Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đối tác của Dự án tại thủ đô của Việt Nam là ba trường đại học: Đại học Ngoại thương, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Hà Nội, các trường phổ thông có giảng dạy tiếng Nga khác. Những người tham gia đã có những đánh giá cao kỹ năng của giảng viên và sự đa dạng của các hình thức tổ chức sự kiện. Theo kết quả từng ngày, các thầy cô, các chuyên gia Nga ngữ học, sinh viên và học sinh tiếng Nga đã được nhận chứng chỉ.
Nối tiếp các sự kiện ở Hà Nội là Đà Nẵng với sự tham gia của các giảng viên và sinh viên tiếng Nga Đại học Đà Nẵng và Đại học Huế. Dựa trên kết quả của các giờ học nâng cao, tập huấn phương pháp và các cuộc thi, 196 người tham gia đã được trao chứng chỉ cá nhân.
Tiếng Nga ở miền Trung Việt Nam: Khởi đầu của một xu hướng mới
Ngày 7/10, các giờ học tiếp tục diễn ra tại TP.HCM - tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, nơi có hơn 200 sinh viên đang theo học tại khoa tiếng Nga. Cuối ngày đã diễn ra lễ trao giải thưởng có logo Dự án cho các em sinh viên đạt giải trong các cuộc thi cũng như bài phát biểu long trọng của TS Nguyễn Thị Hằng – Chủ nhiệm Khoa tiếng Nga của trường Đại học Sư phạm TP.HCM. TS Nguyễn Thị Hằng đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban tổ chức, các giảng viên và những người tham gia Dự án.

“Trước đây em không biết gì về nước Nga nhưng bây giờ em đã tìm hiểu về văn hóa Nga và em thấy văn hóa Nga rất thú vị. Em rất thích các giờ giảng thuộc Dự án, chúng hay và cuốn hút. Các thầy cô Nga nói chậm và em đã có thể hiểu được mọi thứ. Em đã biết về các từ mới thuần gốc Nga từ câu chuyện cổ tích như “con cá nhỏ”, “hoàng tử”, “công chúa”… Em đã được biết về các tác giả Nga mới và sau giờ học em muốn đọc ngay chuyện cổ tích “Con gà mái đen hay những cư dân dưới lòng đất”. Em rất muốn tìm hiểu thêm về văn hóa Nga và trở thành hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam trong tương lai”, - Cao Thị Khánh Đoàn – Sinh viên năm 3 Đại học Sư phạm TP.HCM chia sẻ với phóng viên Sputnik.

“Em tiếng Nga vì em muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp của mình trong tương lai. Tiếng Nga là một trong những ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh doanh, du lịch và văn hóa. Em cũng rất thích văn học và nghệ thuật Nga, đặc biệt là tác phẩm của các nhà văn lớn như Tolstoy và Dostoevsky. Ngoài ra, việc học tiếng Nga giúp em khám phá nền văn hóa phong phú và những truyền thống độc đáo của nước Nga cũng như có cơ hội giao tiếp với người Nga. Tham gia các bài giảng em đã nhận được rất nhiều thông tin mới”.

“Tôi thích các bài giảng về những thay đổi mới trong tiếng Nga. Thông tin về cách viết sách giáo khoa tiếng Nga thật sự rất hữu ích đối với tôi. Tôi cho rằng cần có các khóa học chuyên nghiệp về giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ và về các xu hướng mới trong việc biên soạn sách giáo khoa tiếng Nga như một ngoại ngữ”, - Chị Đặng Thị Thu Hương, giảng viên trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh nói với Sputnik.

Multimedia
Khai mạc sự kiện “Tiếng Nga tại Việt Nam - Đối thoại các nền văn hóa”

Những đề xuất và khuyến nghị

Ngày 8/10, tại Khoa Ngữ văn Nga của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của hơn 200 sinh viên tiếng Nga và các thầy cô tiếng Nga của trường đã diễn ra các buổi học cuối cùng thuộc Dự án cũng như tổng kết kết quả Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam: Đối thoại các nền văn hóa”.

“Dự án “Tiếng Nga ở Việt Nam. Đối thoại các nền văn hóa” được thực hiện theo đơn đặt hàng của Cơ quan hợp tác Nga (Rossotrudnichestvo). Chúng tôi đã có thể tận mắt thấy tiếng Nga chiếm một vị trí xứng đáng như thế nào trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Có thể nói, việc đào tạo nhân sự nói tiếng Nga được thực hiện ở trình độ chuyên môn cao.

Dự án đã thành công tốt đẹp tại 3 thành phố lớn của Việt Nam. Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng, trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ Nga-Việt là tấm gương về tình hữu nghị chân thành, quan hệ đối tác cùng có lợi và sự cảm thông lẫn nhau sâu sắc. Tôi chúc tất cả những người tham gia tiếp tục làm việc hiệu quả, với cảm hứng, thực hiện thành công các mục tiêu và nhiệm vụ của mình. Tôi tin tưởng rằng Dự án của chúng tôi đã góp phần quan trọng vào việc tăng cường hợp tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, phổ biến tiếng Nga và văn hóa Nga tại Việt Nam và có đóng góp đầy đủ vào cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa của hai nước, Nga và Việt Nam”, - PGS-TS Huseynova Innara Ali Kyzy, Trưởng đoàn Nga nói với Sputnik.

Người dạy tiếng Nga cho 100 'hạt giống đỏ' Việt Nam đầu tiên sang Liên Xô học tập
Trong quá trình thực hiện Dự án, các bên tham gia đã đưa ra những đề xuất và khuyến nghị sau:
1.
Tiếp tục tổ chức một loạt các sự kiện văn hóa trực tiếp tại các quốc gia thân thiện (Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Brazil, Ấn Độ và các quốc gia khác);
2.
Soạn thảo một chuỗi các giờ học nâng cao dành cho giáo viên phổ thông và giảng viên đại học tiếng Nga và văn học Nga, có tính đến đặc thù của việc giảng dạy tiếng Nga ở trường phổ thông và trường đại học;
3.
Tổ chức khóa giảng dạy trực tuyến hai tuần cho các giáo viên phổ thông và giảng viên đại học về các chủ đề hiện đại liên quan đến lý thuyết và thực hành giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ;
4.
Tăng cường trao đổi thông tin về hoạt động khoa học và thực tiễn khoa học, có tính đến nhu cầu của các trường đại học đối tác.
Thảo luận