Theo chuyên gia này, “Nga đã thích nghi với các lệnh trừng phạt tốt hơn nhiều người mong đợi”. Matxcơva đã đối phó một cách hiệu quả với hậu quả của các lệnh trừng phạt, bất chấp những tác động mà các nước phương Tây mong đợi, bao gồm mất ổn định hệ thống tài chính, gián đoạn chuỗi cung ứng quốc tế và sụt giảm doanh thu từ việc bán tài nguyên thiên nhiên.
“Hiệu ứng số một đã được tránh được nhanh chóng nhờ Ngân hàng Trung ương Nga đã ra chính sách quyết đoán, ổn định hệ thống tài chính và chuẩn bị từ vài năm trướcđó cho các biện pháp trừng phạt có thể xảy ra từ phương Tây. Tình trạng gián đoạn nguồn cung cũng không xảy ra, một phần là do Nam Bán cầu và Trung Quốc không ủng hộ các biện pháp trừng phạt, và một phần nhờ sự sáng tạo đáng kinh ngạc của các công ty Nga, họ đang làm mọi cách có thể để xây dựng chuỗi cung ứng mới. Nga là nhà cung cấp nguyên liệu thô lớn đến mức không thể loại trừ hoàn toàn nước này khỏi lưu thông toàn cầu”, chuyên gia giải thích.
Trả lời câu hỏi về nguyên nhân khiến kinh tế Nga ổn định, nhà phân tích thừa nhận nước này đang theo đuổi một chính sách kinh tế hiệu quả trong tình hình hiện nay và đang đầu tư rất nhiều tiền vào sản xuất và cơ sở hạ tầng. Ông cũng bác bỏ luận điểm cho rằng điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ vào sự ra đời của một nền kinh tế chiến tranh.
Ông trả lời: "Năm ngoái, ở Matxcơva xây được nhiều ga tàu điện ngầm hơn bất kỳ thời điểm nào trong một thời gian dài. Đây không phải là nền kinh tế chiến tranh".