“Ấn Độ và Trung Quốc có thể đuổi kịp chúng tôi”. Biden rút ra con át chủ bài cuối cùng trong tay

Thất bại của Joe Biden không thể nào che giấu nổi: theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, vai trò của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu dưới thời Tổng thống Joe Biden đã suy yếu. Tỷ trọng của Mỹ trong GDP toàn cầu đã giảm xuống mức thấp lịch sử - và đó không phải là giới hạn.
Sputnik

Xuống dốc

Năm 1990, đóng góp của Hoa Kỳ tính theo sức mua tương đương là 20,16%. Mức tối đa là vào năm 1999: GDP của Mỹ là 9,6 nghìn tỷ USD, chiếm 21,01% tổng GDP toàn cầu (45,85 nghìn tỷ).Tuy nhiên, sau đó là sự suy giảm.
Một sự sụt giảm đáng kể đã xảy ra trong những năm khủng hoảng 2006-2008. Khi đó Washington đã mất 0,6 điểm phần trăm mỗi năm. Trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Obama có sự gia tăng nhẹ: năm 2014-2015 - cộng thêm 0,31 điểm phần trăm với kết quả chung là 16,26%. Vào năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống Obama có sự sụt giảm nhẹ 16,04%.
Tính toán xem thị phần thương mại thế giới của Mỹ đã giảm bao nhiêu dưới thời Biden
Xu hướng này tiếp tục dưới thời Trump - giảm 0,7 điểm phần trăm. Đến giữa nhiệm kỳ của Biden, tỷ trọng của nền kinh tế Mỹ trong GDP toàn cầu lần đầu tiên giảm xuống dưới 15%. Năm 2023 - 14,82%. Bây giờ IMF dự kiến ​​​​là 14,76%.
Thâm hụt ngân sách ngày càng tăng. Năm 2023 - 1,7 nghìn tỷ USD, năm 2024 - 1,9 nghìn tỷ USD. Họ cố gắng giải quyết tình trạng thâm hụt bằng tiền đi vay, nhưng chỉ làm tăng khoản nợ của chính phủ Mỹ. Hiện nay nợ công của Mỹ vượt mốc 35 nghìn tỷ USD.

Hậu quả tất yếu

Theo nhà phân tích tài chính Mikhail Belyaev, những thất bại của Washington là do thành công của các đối thủ cạnh tranh.

Ông nói: “Trên thực tế, Trung Quốc không giảm tốc độ tăng trưởng, Ấn Độ và Indonesia đang lấy đà. Về nguyên tắc, sản xuất công nghiệp toàn cầu đang chuyển sang BRICS, và đóng góp của nhóm BRICS vào GDP toàn cầu lớn hơn so với các nước phương Tây”.

Ngay cả khi có sự suy giảm nhẹ, GDP của Trung Quốc vẫn tăng 5%, GDP của Ấn Độ tăng 7%, còn GDP của Hoa Kỳ chỉ là 3%. Đây là hậu quả tất yếu không phụ thuộc vào người nắm quyền, chuyên gia lưu ý.

“Nguyên nhân chính là do nền kinh tế Mỹ đang rời bỏ khu vực thực và trở thành kinh tế ảo. Hoạt động sản xuất hàng hóa ngày càng suy giảm, giao dịch đầu cơ đang tăng lên”, - ông Sergei Zainullin, Phó Giáo sư Bộ môn Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tổng hợp Hữu nghị các dân tộc Nga (RUDN), lưu ý.

Nghị sĩ Mỹ cáo buộc Biden đang tiếp cận Thế chiến thứ ba
Sự phân tán nguồn lực trong các xung đột quốc tế cũng có những tác động tiêu cực.

“Nhu cầu nội bộ đang bị bỏ qua. Cơ sở hạ tầng giao thông của Mỹ xuống cấp nghiêm trọng: hàng trăm chuyến tàu bị trật bánh, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hàng chục triệu người Mỹ sống dựa trên chế độ tem phiếu thực phẩm, nhưng tiền lại đang chảy ra để phục vụ quân đội và hải quân”, - chuyên gia làm rõ.

Có một lối thoát

Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách đưa ngành sản xuất trở lại Mỹ từ các nước châu Á, nhưng điều này không có lợi cho giới doanh nghiệp. Ngoài ra, không thể nhanh chóng dịch chuyển nhà máy sản xuất quay trở về Mỹ và sự dịch chuyển sẽ đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

“Các công ty đã sắp xếp công việc hiệu quả; việc dịch chuyển chỉ đơn giản không mang lại lợi nhuận. Họ chỉ có thể được thúc đẩy bởi những khoản trợ cấp ấn tượng. Một số hy vọng nhất định được đặt vào các tập đoàn công nghệ cao của châu Âu – việc dịch chuyển các công ty này có thể giúp ích cho nền kinh tế, nhưng điều đó cũng không thể mang lại những lợi ích to lớn”, - chuyên gia Belyaev lưu ý.

Một phương án khác là sự hỗ trợ từ tổ hợp công nghiệp quân sự. Rõ ràng chính quyền Biden đã đặt cược vào điều này.

“EU chuyển giao vũ khí cho Ukraina và đặt mua vũ khí mới từ Hoa Kỳ. Các đơn đặt hàng vũ khí từ chính phủ Mỹ dành cho Ukraina đang cứu ngành công nghiệp. Tuy nhiên, nguồn này không phải là vô tận và không thể lấp đầy mọi lỗ hổng”, - ông Zainullin nhấn mạnh.

Kết quả thăm dò ý kiến cho thấy Biden rút lui tranh cử ảnh hưởng thế nào đến cuộc đua tổng thống
LNG cũng giúp ích. Các biện pháp trừng phạt chống Nga đảm bảo thị trường bán hàng, còn các vấn đề của EU cộng với nhu cầu cao ở Trung Quốc không cho phép giá giảm.
Theo chuyên gia Belyaev, nhìn chung, nền kinh tế Mỹ rất năng động và ổn định.
Hoa Kỳ có cả tài nguyên thiên nhiên và thị trường bán hàng - EU, Nam Mỹ. Thêm vào đó, đất nước này có các nhà phân tích mạnh mẽ.

“Họ không hiểu rõ thực tế của Nga nhưng họ hiểu rất rõ thực tế của chính họ. Bất kể ai sẽ là tổng thống, bộ máy nhà nước sẽ chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế”, - chuyên gia nhấn mạnh.

Tuy nhiên, sự trở lại vị thế thống trị tuyệt đối là một nhiệm vụ không khả thi đối với Mỹ.
Thảo luận