Cao ủy LHQ không phản hồi lệnh trừng phạt của Mỹ đối với truyền thông Nga

MATXCƠVA (Sputnik) - Phái đoàn thường trực của Nga tại Liên Hợp Quốc tại Geneva đã gửi thư cho Cao ủy Nhân quyền LHQ, Volker Türk, kêu gọi ông công khai phản ứng với các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với truyền thông Nga, nhưng đã nhận được thư phản hồi một cách hình thức, không động chạm đến vấn đề, Đại diện thường trực Nga Gennady Gatilov cho biết.
Sputnik
Trước đó, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc tại Geneva, ông Gennady Gatilov, nói với Sputnik rằng sự tham gia chính trị của OHCHR đã tăng lên, tất cả các nhà lãnh đạo của cơ quan này bằng cách này hay cách khác đều có mối liên hệ với phương Tây. Nhà ngoại giao Nga nói thêm rằng tổ chức này bỏ qua nhiều tội ác ở Kiev và phớt lờ hàng nghìn trang bằng chứng do Nga gửi đến.

“Tuần trước, chúng tôi đã gửi công hàm tới Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Türk, kêu gọi ông đánh giá đúng mức các biện pháp trừng phạt của Washington đối với truyền thông và các nhà báo Nga tuân thủ các nghĩa vụ nhân quyền quốc tế của Hoa Kỳ và phản ứng công khai trước tình hình nghiêm trọng này. Suy cho cùng, tình hình nghiêm trọng trong lĩnh vực này đáng được quan tâm và can thiệp bởi các cơ chế nhân quyền quốc tế”, ông Gennady Gatilov cho biết.

Rossiya Segodnya kêu gọi phản đối các biện pháp trừng phạt đối với truyền thông
Ông Gennady Gatilov nói thêm rằng hôm qua phái đoàn thường trực đã nhận được một thư trả lời quan liêu khác, chỉ xác nhận đã nhận được công hàm.
“Đó là toàn bộ phản ứng từ Cao ủy và Văn phòng của ông ta, những người được kêu gọi bảo vệ nhân quyền và tự do. Như người ta thường nói, không cần phải bình luận thêm về tính công bằng hay khách quan của nhà bảo vệ nhân quyền chính tại Liên hợp quốc”, nhà ngoại giao Nga lưu ý.
Vào ngày 4 tháng 9, Bộ Tài chính Hoa Kỳ tuyên bố áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với bà Margarita Simonyan, tổng biên tập tập đoàn truyền thông "Rossiya Segodnya" và kênh truyền hình RT, cũng như các cấp phó của bà là ông Anton Anisimov và bà Elizaveta Brodskaya. Danh sách này còn có người đứng đầu đài phát thanh tin tức RT Andrei Kiyashko, người đứng đầu bộ phận dự án truyền thông kỹ thuật số Konstantin Kalashnikov và một số nhân viên khác của kênh.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước đây đã thắt chặt các điều kiện làm việc của tập đoàn truyền thông "Rossiya Segodnya" và các công ty con của nó, xác định tư cách của họ là “cơ quan đại diện nước ngoài”. Theo yêu cầu của Đạo luật Phái bộ Nước ngoài, họ sẽ phải thông báo cho cơ quan này về nhân sự và tài sản của mình tại Hoa Kỳ. Chính quyền Mỹ cũng công bố chính sách mới hạn chế cấp thị thực cho các cá nhân được cho là đại diện cho các cơ quan truyền thông "được Điện Kremlin hậu thuẫn".
Mỹ lo ngại RT và "Rossiya Segodnya" ảnh hưởng tới dư luận thế giới
Thảo luận