“Chúng tôi liên tục duy trì liên lạc với phía Iran. Sự liên hệ này không phụ thuộc vào những biến động của phong vũ biểu chính trị và mức độ căng thẳng trong khu vực hiện đang cực kỳ cao và gây ra mối lo ngại lớn. Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, nhu cầu đối thoại như vậy ngày càng tăng và việc trao đổi đánh giá cũng như cách tiếp cận tương ứng đang được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau”, Thứ trưởng Nga nói.
Trước đó, tờ Washington Post dẫn lời các quan chức Israel đưa tin Israel có thể tấn công Iran trong những ngày tới, nhưng quyết định liên quan đến mục tiêu của các cuộc tấn công vẫn chưa được đưa ra.
Ngày 1/10, Israel bắn tên lửa quy mô lớn lần thứ hai trong lịch sử, gọi đây là hành động tự vệ. Quân đội Israel cho biết khoảng 180 tên lửa đạn đạo đã được bắn, hầu hết đều bị đánh chặn. Video trên mạng xã hội ghi lại hậu quả của đạn pháo rơi ở nhiều khu vực khác nhau của Israel. Theo chính quyền Israel, vụ pháo kích không gây thương vong cho người dân nước này. Một số phương tiện truyền thông đưa tin về cái chết của một người, có lẽ là người Palestine đến từ Dải Gaza, ở Bờ Tây sông Jordan.
Iran cho rằng tên lửa đã bắn trúng các mục tiêu quân sự của Israel. Israel gọi thiệt hại là “tối thiểu”, họ cam kết sẽ tấn công đáp trả và Hoa Kỳ sẽ đến trợ giúp đồng minh chính ở Trung Đông.
Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova sau vụ Iran tấn công tên lửa vào Israel cho rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã thất bại ở Trung Đông, thể hiện sự bất lực hoàn toàn trong việc giải quyết khủng hoảng.
Ông Ryabkov gọi tuyên bố của Mỹ về cắt giảm vũ khí là trò chơi chiêu dụ công chúng
Ông Ryabkov nói với các phóng viên: “Washington tung ra những khẩu hiệu như những gì bạn đề cập chỉ là nhằm mục đích chiêu dụ công chúng, một nỗ lực nhằm đánh lừa đa số thế giới, những người tất nhiên cũng quan tâm đến sự ổn định chiến lược và các cuộc đàm phán”.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng thế giới cần nỗ lực loại bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân, đồng thời khẳng định Mỹ sẵn sàng đàm phán với Nga, Trung Quốc và Triều Tiên theo hướng này, nhưng lại im lặng về những chi phí đáng kể của Chính phủ Mỹ để phát triển và tăng cường bộ ba hạt nhân của mình.