Chất độc mà công chúng biết rất ít do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam

Tuần này làm chúng tôi hài lòng với một số lượng lớn của các bài phân tích chuyên sâu về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Nga và nước ngoài đề cập đến các chủ đề quan trọng như chính sách đối nội và đối ngoại, hậu quả của chiến tranh cũng như nền kinh tế, ngành du lịch và thể thao.
Sputnik
Chúng tôi sẽ đề cập đến các nội dung này trong bài tổng quan truyền thống “Việt Nam trên báo chí nước ngoài”.

Vì sao Việt Nam không vội gia nhập BRICS?

Tờ The Diplomat viết về ngoại giao công chúng. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực Biển Đông, ngoại giao công chúng từ lâu được coi là công cụ hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền quốc gia, đặc biệt là thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế, gây áp lực lên các bên liên quan và thúc đẩy giải quyết xung đột một cách hòa bình. Tác giả bài báo lưu ý đến kinh nghiệm của Philippines, nước đã phát động “một chiến dịch minh bạch quyết đoán”, thu thập bằng chứng và công bố bằng chứng để cả thế giới thấy các hành động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng, đối với Việt Nam, tác giả nhìn thấy một con đường khác. Nền tảng của bất kỳ chiến lược nào ở Biển Đông vẫn dựa trên sức mạnh toàn diện của quốc gia và sự tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo tác giả bài báo, Việt Nam nên có cách tiếp cận mềm mại và linh hoạt, nhưng phải cứng rắn khi các tình huống cụ thể đòi hỏi.
Còn tờ The Hindu của Ấn Độ đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường và cuộc hội đàm của ông với Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính, trong đó hai bên cam kết “không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, và cùng nhau duy trì sự ổn định trên biển”. Hai nước cũng đã ký 10 thỏa thuận hợp tác, bao gồm các hiệp định thúc đẩy liên kết đường sắt và thương mại nông nghiệp, thanh toán xuyên biên giới qua mã QR và hợp tác kinh tế. Trang web của tổ chức chuyên gia có thẩm quyền Hội đồng Hợp tác Quốc tế Nga đăng tải bài viết về thái độ của Việt Nam đối với BRICS trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan.

Trả lời câu hỏi vì sao Việt Nam không vội gia nhập BRICS, các tác giả viết: “Nước Việt Nam hiện đại tuân thủ chính sách cân bằng quan hệ với các nước lớn và nỗ lực luôn giữ thái độ trung lập. Vì lý do này, Hà Nội tránh tham gia các liên minh có thể bị coi là khối chính trị. Đối với Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác không kém phần quan trọng so với quan hệ với các nước BRICS. Trong số 8 quốc gia mà Hà Nội thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, có 5 quốc gia thuộc phe phương Tây”.

Thủ tướng Việt Nam sẽ tới Nga dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng

36 nghìn người bị thiệt hại do hành vi phạm tội của nữ tỷ phú

Bà Trương Mỹ Lan một lần nữa trở thành nhân vật chính trong các bài báo trên nhiều ấn phẩm nước ngoài do nữ tỷ phú này bị tuyên án chung thân trong vụ án thứ 2 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội rửa tiền, tội vận chuyển trái phép 4,5 tỷ USD qua biên giới. Nhân dịp này, Bloomberg đăng tải bài dài về tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam và khả năng của chính phủ bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính. Hệ thống chính trị và pháp lý của Việt Nam chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và sự gia tăng tài sản của những cá nhân. Hối lộ, dù nhỏ hay nhỏ, là chuyện thường ngày trong cuộc sống, từ hối lộ cho cảnh sát giao thông đến việc đưa tiền hối lộ cho quan chức để đảm bảo giao dịch bất động sản được suôn sẻ. Điều này buộc cố lãnh đạo ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng phải phát động chiến dịch “Đốt lò” chống tham nhũng. Vụ Trương Mỹ Lan nổi bật do có rất nhiều thông tin trên truyền thông Việt Nam. Ấn phẩm một lần nữa đặt ra câu hỏi về tác động của chiến dịch chống tham nhũng đối với doanh nghiệp và đưa ra kết luận rằng, điều này không ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. Và Straits Times hé lộ số phận của một số trong hàng chục nghìn người bị Trương Mỹ Lan lừa đảo, mất sạch tiền tiết kiệm. Ngày 17/10, tòa tuyên buộc Trương Mỹ Lan bồi hoàn hơn 30.000 tỷ đồng cho 35.824 bị hại.
Bà Trương Mỹ Lan: Trái tim bị cáo đang rỉ máu từng giây, từng giây

Việt Nam có thể chịu thiệt hại nếu ông Trump tái đắc cử

Phần kinh tế trong mục điểm báo của chúng tôi chứa đầy thông tin tích cực. Cổng thông tin Habr của Nga đưa những chi tiết về kế hoạch của Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu ngành bán dẫn toàn cầu. Mục tiêu chính là chiếm những vị trí quan trọng trên thị trường toàn cầu vào năm 2050. Không giống như Trung Quốc, Việt Nam có ý định mời các tập đoàn, nhà sản xuất chip và thiết bị điện tử lớn của phương Tây đến nước này. Đến năm 2050, ở Việt Nam sẽ hình thành 600 công ty thiết kế chip. Điều này sẽ cho phép nước này trở thành một trong những nước dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển trong ngành điện tử. Tuy nhiên, Việt Nam còn một số trở ngại cần vượt qua, như cơ sở hạ tầng năng lượng chưa đầy đủ, mức lương thấp và những khoảng trống trong phát triển công nghệ.
CNews đưa tin về cuộc đàm phán của nhà phát triển, nhà sản xuất thiết bị máy tính và giải pháp CNTT “Aquarius” của Nga về việc cung cấp máy chủ cho Việt Nam từ năm 2025. Còn Asia News cho biết rằng, thương mại hai chiều Việt Nam – Hoa Kỳ đạt 100,3 tỷ USD sau 9 tháng đầu năm 2024. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 89,4 tỷ USD, tăng 27,4% so với cùng kỳ năm trước. Hàng hóa Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại Hoa Kỳ do chất lượng liên tục được cải thiện, cập nhật xu hướng cũng như có giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng, nền kinh tế Việt Nam có thể bị ảnh hưởng đáng kể do các chính sách bảo hộ của Donald Trump nếu ông tái đắc cử, Reuters đưa tin. Phát biểu trước cử tri trong mùa bầu cử khó đoán, cựu tổng thống đã đưa ra ý tưởng áp thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, cũng như áp thuế quan hơn 60% lên hàng Trung Quốc.
Còn Aerospace Global News đưa tin hãng hàng không giá rẻ VietJet đã thực hiện thành công các chuyến bay đầu tiên từ Việt Nam sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (Sustainable Aviation Fuel - SAF) được tra nạp nhiên liệu tại Việt Nam. Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong năm 2024 được dự báo sẽ đạt mức 4 tỷ USD, nhờ đó Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất lốp xe ô tô toàn cầu, Tân Hoa Xã đưa tin. Nikkei Asia đưa tin, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) dự kiến đầu tư thêm 4 tỷ USD trong các lĩnh vực chính như công nghiệp nguyên vật liệu, dệt, hóa học, hệ thống điện. Retail in Asia viết về sự xuất hiện của các thương hiệu cao cấp nước ngoài tại miền Trung Việt Nam. Cổng thông tin Meat info của Nga viết, Ấn Độ đang tự tin tăng cường xuất khẩu thịt sang Việt Nam. Nước này chiếm 22,5% trong tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của Việt Nam và đang cạnh tranh với Brazil, Nga và Canada.
Trump hay Kamala Harris thắng sẽ tốt cho Việt Nam?

Không phải màu da cam mà là màu xanh nhưng không kém phần nguy hiểm

Asia Times cho biết về tác động tàn khốc của việc Mỹ sử dụng chất diệt cỏ với thành phần arsenic có tên là chất xanh - Agent Blue. Nó đã được sử dụng để phá hủy lúa gạo, và công chúng biết rất ít về hậu quả của nó. Ở miền Nam Việt Nam, từ năm 1962 đến năm 1971, Mỹ đã rải 7,8 triệu lít chất xanh, tương đương với 1.132.400 kg asen. Môi trường miền Nam và người Việt sống ở đồng bằng sông Cửu Long tích tụ asen qua nước uống và thực phẩm, làm tăng nguy cơ ngộ độc mãn tính theo thời gian. Asen có khả năng hòa tan vào nước, không có chu kỳ bán rã. Nói cách khác, chất này đầu độc mãi mãi.

Tinh hoa ẩm thực và bộ môn thể thao quý tộc

Một trong những tờ báo nổi tiếng nhất thế giới, tờ New York Times, trong chuyên mục “36 Giờ” giới thiệu một hành trình ba ngày qua Hà Nội - thành phố tràn đầy năng lượng và sự năng động trong kinh doanh, qua các viện bảo tàng và công viên, nhà hàng và quán bar, phòng trưng bày và cửa hàng. Còn Bloomberg cho biết về sự phát triển của ẩm thực cao cấp tại Việt Nam và các nhà hàng được gắn sao Michelin - “giải Oscar” danh giá trong lĩnh vực ẩm thực.
Việt Nam đang phát triển không chỉ tinh hoa ẩm thực mà cả thể thao quý tộc. APGC đưa tin rằng, đội tuyển golf Việt Nam giành chiến thắng ở cả nội dung cá nhân lẫn đồng đội tại giải vô địch đồng đội châu Á- Thái Bình Dương (Nomura Cup) 2024, vượt qua các đối thủ nặng ký đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Việt Nam sẽ đòi công lý tới cùng
Thảo luận