Làm thế nào để trở thành siêu cường nông nghiệp chỉ trong 10 năm?

Chỉ trong 10 năm, Liên bang Nga đã trở thành một siêu cường nông nghiệp. Làm thế nào điều này có thể đạt được ở một đất nước luôn phải ứng phó với những rủi ro trong canh tác, có mùa đông khắc nghiệt, nơi có rất ít đất đai thực sự màu mỡ và những khu vực có đất nông nghiệp màu mở thường thiếu nước.
Sputnik
Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.
Năm 2014 là năm bước ngoặt đối với nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Nga về mặt thay thế nhập khẩu. Trong đó có ngành nông nghiệp. Vào tháng 8 năm 2014, để đối phó với các lệnh trừng phạt tài chính và chính trị mà Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ áp đặt sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crưm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh số 560 đưa ra lệnh cấm vận đối với nhiều mặt hàng nông sản.
Việc nhập khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp nước ngoài vào Nga bị cấm! Nguồn cung cấp thực phẩm từ Mỹ, EU, Australia và Na Uy đã bị ngừng. Một năm sau, Albania, Montenegro, Iceland, Liechtenstein và tất nhiên Ukraina đã được thêm vào danh sách này.
Nhập khẩu nông sản giảm mạnh. Mọi nỗ lực buôn lậu thực phẩm nước ngoài vào Nga (ví dụ, dưới chiêu bài được sản xuất tại Belarus) đều bị chặn lại ở biên giới. Đôi khi các nhân viên hải quan sử dụng máy ủi để tiêu hủy hàng lậu trước sự chứng kiến ​​​​của các nhà báo của truyền thông Nga và nước ngoài!
Multimedia
Sản phẩm không biến đổi gen của Nga là thứ Việt Nam đang rất cần
Tất nhiên, chính phủ hỗ trợ nông dân trong nước. Hàng năm, các khoản trợ cấp mạnh mẽ được phân bổ từ ngân sách liên bang cho những mục đích này. Nếu vào năm 2013, khoảng 200 tỷ rúp đã được phân bổ cho chương trình phát triển nông nghiệp (gần 2,059 tỷ USD), thì vào năm 2023 - hơn 440 tỷ rúp (khoảng 4,530 tỷ USD).
Những biện pháp như vậy đã tạo động lực mạnh mẽ cho tổ hợp nông-công nghiệp Nga, các doanh nghiệp tăng cường sản xuất và nhanh chóng thay thế các thương hiệu nước ngoài. Chỉ trong 10 năm, Nga đã trở thành một siêu cường nông nghiệp có khả năng vừa tự cung tự cấp đủ lương thực thực phẩm cho mình vừa xuất khẩu lương thực sang hàng chục quốc gia khác. (Tất nhiên, các đối tượng ưu tiên là các quốc gia thân thiện và những nước thực sự cần tới sự hỗ trợ. Vì trong ký ức người Nga, nạn đói vẫn là một nỗi nhức nhối khó quên!)
Chỉ trong 10 năm, sản lượng của ngành kinh tế nông nghiệp Nga đã đạt được sự gia tăng khổng lồ. Nền nông nghiệp Nga tăng trưởng 33,2%, riêng khu vực hàng thực phẩm tăng hơn 40%.
“Hiện Nga vào top 10 nền kinh tế thế giới về giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và là một trong những nhà cung cấp lúa mì và hướng dương lớn nhất thế giới. Các doanh nghiệp nông nghiệp Nga đáp ứng nhu cầu của đất nước về các sản phẩm quan trọng như thịt, cá, ngũ cốc, đường và dầu thực vật”, - Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết.
Sản xuất nông nghiệp - kết quả đạt được trong giai đoạn 2013-2023

Sản lượng

2013

2023

Ngũ cốc

92,4 triệu tấn

148,4 triệu tấn

Củ cải đường

39,3 triệu tấn

53.2 triệu tấn

Hạt có dầu

13,3 triệu tấn

31.0 triệu tấn

Rau nhà kính

0,64 triệu tấn

1,64 triệu tấn

Các loại quả

0,7 triệu tấn

1,9 triệu tấn

Gia súc, gia cầm

12,2 triệu tấn

16,6 triệu tấn

Sữa

29,9 triệu tấn

33.8 triệu tấn

Năm 2022, nông dân Nga đã thu hoạch 157,7 triệu tấn ngũ cốc - một vụ thu hoạch lớn chưa từng có. Vào năm 2023, sản lượng thu hoạch khoai tây đạt mức cao nhất trong 30 năm qua (khoai tây được người Nga gọi là "bánh mì thứ hai") và sản lượng thu hoạch các loại hạt có dầu, rau, trái cây và quả mọng là lớn chưa từng có trong lịch sử đất nước.
Ngày nay, an ninh lương thực của đất nước được đảm bảo: đối với ngũ cốc - 170,5%, đối với thịt - 101,5%, đối với cá - 165,6%, đối với dầu thực vật - 227,9%, đối với đường - 108,5%.
“Đối với các nhóm hàng chính, thị trường nội địa của chúng tôi được cung cấp đầy đủ lương thực do chính chúng tôi sản xuất. Đối với một số mặt hàng như dầu hướng dương, ngũ cốc, các doanh nghiệp trong nước vượt quá nhu cầu, nhờ đó Nga có tiềm năng xuất khẩu rất lớn”, - Tổng thống Nga Vladimir Putin lưu ý.
Nga cung cấp ngũ cốc cho Trung Quốc với giá trị kỷ lục
Các nước bạn và các đối tác tin cậy, lâu dài mà Nga có khá nhiều đang cung cấp những loại nông sản không thể trồng được ở Nga vì lý do khách quan. Trong mọi trường hợp, bạn có thể tìm thấy cà phê, ca cao, trái cây nhiệt đới và các loại “món lạ” khác ngay cả trong các cửa hàng nhỏ ở nông thôn.

Khi bạn có đủ lượng thực cho bản thân mình, bạn có thể giúp đỡ bạn bè của mình

Hiện Nga là một trong những nhà cung cấp lương thực lớn nhất trên hành tinh và đã trở thành vựa lúa mì của thế giới, bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Sản phẩm nông nghiệp của Nga được xuất khẩu tới hơn 160 quốc gia. Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của Nga đạt con số kỷ lục - 43,5 tỷ USD. Nga là nước dẫn đầu về xuất khẩu lúa mì, lúa mạch, đậu Hà Lan, cá đông lạnh và chiếm vị trí dẫn đầu về dầu hướng dương và một số mặt hàng khác.

Tiếp theo là gì?

Đúng vậy, chính phủ Nga đã hỗ trợ các nhà sản xuất nông nghiệp và họ đã thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực (và không chỉ của Nga) trong tình hình kinh tế và điều kiện địa chính trị rất phức tạp. Nhưng, cần phải tiếp tục đưa đất nước phát triển trong giai đoạn mới.

“Chúng ta phải thực hiện bước tiếp theo trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Theo Sắc lệnh Tháng 5 của Tổng thống Putin, đến năm 2030 sản lượng lương thực phải tăng 1,4 lần, xuất khẩu lương thực tăng 1,5 lần. Để thực hiện nhiệm vụ này, trong 6 năm tới, chúng ta cần tập trung đạt được chủ quyền về công nghệ của tổ hợp nông-công nghiệp: đẩy mạnh phát triển các công nghệ tạo giống và di truyền, công nghệ sinh học, sản xuất thuốc thú y và một số lĩnh vực khác”, - Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Oksana Lut cho biết.

Các nước Baltic, Ba Lan và Séc kêu gọi cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Nga
Để đạt được các mục tiêu mà Tổng thống đặt ra, các chuyên gia đã phát triển dự án quốc gia mới “Thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao các công nghệ đảm bảo an ninh lương thực” dự kiến ​​khởi động vào năm 2025. Dự án này nhằm mục đích phát triển công nghệ và đổi mới, cũng như cung cấp nhân sự có trình độ và kỹ năng làm việc cho ngành nông nghiệp. Ví dụ, để thu hút các chuyên gia trẻ vào lĩnh vực nông nghiệp, một hệ thống đào tạo “từ nhà trường đến người sử dụng lao động” đã được xây dựng. Đến năm 2030, hơn 18.000 lớp học công nghệ nông nghiệp sẽ được thành lập (đặc biệt ở các trường nông thôn), nơi trẻ em sẽ tiếp thu những kiến ​​thức cơ bản về nông nghiệp và các công nghệ nông nghiệp mới. Đồng thời, các công việc đang được tiến hành nhằm tạo điều kiện sống thoải mái và hiện đại ở các vùng nông thôn của Nga. Và chúng ta phải thừa nhận rằng đây là một nhiệm vụ phức tạp hơn cả việc tăng sản lượng nông nghiệp.
Thảo luận