Thành viên tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS thông qua tuyên bố tổng kết

MATXCƠVA (Sputnik) - Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS đã thông qua tuyên bố cuối cùng, ông Vladimir Putin thông báo tại cuộc họp với thành phần mở rộng.
Sputnik
“Tuyên bố cuối cùng đã được chuẩn bị, trong đó có những đánh giá chung về tình hình thế giới, tóm tắt kết quả của nhiệm kỳ Nga làm Chủ tịch BRICS và xác định phương hướng hợp tác trong triển vọng lâu dài”, nhà lãnh đạo Nga cho biết.
Ông Putin đã làm rõ rằng Tuyên bố này dự kiến ​​gửi tới Liên Hợp Quốc như một tài liệu chung.
“Gặp gỡ bạn bè”: Truyền thông quốc tế coi hội nghị BRICS là khẳng định Nga không bị cô lập
Hội nghị thượng đỉnh Kazan BRICS với sự tham dự của đại diện 36 quốc gia và 6 tổ chức quốc tế, bắt đầu vào ngày 22/10. Hội nghị thượng đỉnh sẽ là sự kiện cuối cùng trong khuôn khổ vai trò Chủ tịch Hiệp hội của Liên bang Nga, được tổ chức với phương châm tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu một cách công bằng.

Tuyên bố tổng kết BRICS

Ý tưởng về trung gian hòa giải để giải quyết xung đột ở Ukraina
Tuyên bố Kazan của các nước BRICS “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin.
“Chúng tôi hài lòng ghi nhận các đề xuất tương ứng về trung gian hòa giải và dịch vụ thân thiện nhằm đảm bảo giải quyết xung đột một cách hòa bình thông qua đối thoại và ngoại giao”, văn kiện nêu rõ.
Các biện pháp hỗ trợ cải cách WTO
“Chúng tôi xác nhận quyết định được thông qua trong khuôn khổ Chiến lược Đối tác Kinh tế BRICS đến năm 2025 về các biện pháp hỗ trợ cải cách cần thiết với WTO nhằm nâng cao tính bền vững, thẩm quyền và hiệu quả của tổ chức này cũng như thúc đẩy phát triển và tính toàn diện”, tài liệu viết.
Trung Quốc phản đối Mỹ cáo buộc nước này "vi phạm quy định của WTO"
Trung Đông và Bắc Phi
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc trước những xung đột và bất ổn đang tiếp diễn ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi và ghi nhận tuyên bố chung của Thứ trưởng Ngoại giao và Đại diện đặc biệt của các nước BRICS, đã thông qua tại cuộc gặp vào ngày 25 tháng 4 năm 2024", Tuyên bố viết.
Ngừng bắn ở Sudan
“Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về đà leo thang bạo lực và cuộc khủng hoảng nhân đạo ngày càng sâu sắc ở Sudan, đồng thời nhắc lại lời kêu gọi tiến tới ngừng bắn ngay lập tức, vĩnh viễn và vô điều kiện cũng như có giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột, với sự tham gia vào các cuộc đàm phán hòa bình như là cách thức duy nhất để chấm dứt cuộc xung đột này, đảm bảo quyền tiếp cận thường xuyên, cấp thiết và không bị cản trở của nhân dân Sudan đối với viện trợ nhân đạo, và tăng cường giúp đỡ nhân đạo cho Sudan và các nước láng giềng", như nêu trong văn kiện.
“Chúng tôi nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản về tính bất khả xâm phạm của các cơ sở ngoại giao và lãnh sự cũng như nghĩa vụ của các nước sở tại, trong đó có Công ước Vienna về Quan hệ Ngoại giao năm 1961 và Công ước Vienna về Quan hệ Lãnh sự năm 1963", tài liệu cho biết thêm.
Người Anglo-Saxon đang cố gắng làm suy yếu quyền lực của Nga tại các quốc gia ở miền Nam toàn cầu
Mối quan tâm liên kết của các nước Nam toàn cầu
“Chúng tôi hoan nghênh quan tâm đáng kể của các quốc gia Nam bán cầu đối với BRICS và ủng hộ “Các phương thức thể loại nước đối tác của BRICS”. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng việc mở rộng quan hệ đối tác của BRICS với các nước đang phát triển và các quốc gia với thị trường mới nổi sẽ tiếp tục thúc đẩy củng cố tinh thần đoàn kết và sự hợp tác quốc tế chân chính vì lợi ích chung", tài liệu viết.
Vai trò của Châu Phi và Châu Á
“Chúng tôi ủng hộ nguyện vọng chính đáng của các nước đang phát triển ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ Latinh, kể cả các nước BRICS, để đóng vai trò quan trọng hơn nữa trong công việc quốc tế, cụ thể là tại Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Hội đồng Bảo an”, Tuyên bố nêu rõ.
Các tiến trình thế giới
“Chúng tôi tái khẳng định cam kết hoàn thiện hệ thống quản trị toàn cầu bằng con đường thúc đẩy hệ thống quốc tế và đa phương linh hoạt, hoạt động hiệu quả, hợp lý, có tính đại diện, hợp pháp, dân chủ và có trách nhiệm hơn. Chúng tôi kêu gọi đảm bảo sự tham gia lớn hơn và đầy đủ ý nghĩa hơn của các quốc gia với thị trường mới nổi, các nước đang phát triển và kém phát triển nhất, đặc biệt là từ Châu Phi, Châu Mỹ Latinh và Caribe, vào các tiến trình và cơ cấu ra quyết định toàn cầu, đồng thời nâng cao trình độ thích ứng của họ với thực tế hiện đại", tài liệu cho biết.
Cam kết với chủ nghĩa đa phương của Liên Hợp Quốc
Tuyên bố Kazan của các nước BRICS “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin.
“Chúng tôi ghi nhận sự xuất hiện của những trung tâm quyền lực mới về thông qua quyết định chính trị và tăng trưởng kinh tế, có thể đặt nền móng cho một trật tự thế giới đa cực công bằng, dân chủ và cân đối hơn”, Tuyên bố ghi rõ.
Có nhấn mạnh rằng “tính đa cực có thể mở rộng khả năng của các nước đang phát triển và các quốc gia với thị trường mới nổi để khơi mở tiềm năng mang tính xây dựng của họ và đảm bảo hợp tác và toàn cầu hóa kinh tế cùng có lợi, toàn diện và công bằng”.
Việt Nam tiếp tục ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc
“Ghi nhớ sự cần thiết phải điều chỉnh tốt hơn cấu trúc hiện đại của quan hệ quốc tế thích ứng với thực tế mới, chúng tôi tái khẳng định cam kết của mình đối với chủ nghĩa đa phương và tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm các mục đích và nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc như thành tố cơ bản không thể thiếu của nó và duy trì vai trò trung tâm của Liên Hợp Quốc trong hệ thống quốc tế trong đó các quốc gia chủ quyền thực thi hợp tác vì lợi ích duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, hiệp lực phát triển bền vững, thúc đẩy và bảo vệ dân chủ, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất cả mọi người cũng như hợp tác dựa trên cơ sở tình đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, công lý và bình đẳng,” tuyên bố cho biết thêm.
Lãnh đạo các nước BRICS cũng nhấn mạnh “cần thiết phải đảm bảo kịp thời tính đại diện công bằng và toàn diện về mặt địa lý nhân sự trong Ban Thư ký Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác”.
Đối tác kinh tế
“Chúng tôi ghi nhận vai trò quan trọng của các nước BRICS trong việc cùng nhau giải quyết những rủi ro và thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt nhằm đạt thành tựu phục hồi kinh tế toàn cầu và phát triển bền vững”, Tuyên bố nêu rõ.
Ngoài ra, lãnh đạo các nước BRICS tái khẳng định cam kết tăng cường phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, củng cố hợp tác kinh tế và nỗ lực hướng tới đảm bảo phục hồi kinh tế mạnh mẽ, bền vững, cân bằng và toàn diện, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện Chiến lược Đối tác Kinh tế BRICS 2025 trong tất cả các lĩnh vực công việc liên quan ở cấp Bộ trưởng và nhóm công tác.
Các biện pháp đơn phương về đấu tranh chống biến đổi khí hậu
“Chúng tôi phản đối các biện pháp đơn phương, áp đặt dưới cái cớ đấu tranh chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, đồng thời tái khẳng định cam kết của chúng tôi trong việc tăng cường điều phối trong các vấn đề này”, Tuyên bố viết.
Liên Hợp Quốc kêu gọi chính quyền Afghanistan xét lại chính sách đối với các bé gái
Afghanistan
“Chúng tôi ủng hộ một Afghanistan độc lập, thống nhất và hòa bình, không có khủng bố, chiến tranh và ma túy. Chúng tôi kêu gọi áp dụng các biện pháp thực chất và có thể kiểm chứng hơn ở Afghanistan để không cho bọn khủng bố sử dụng lãnh thổ Afghanistan”, văn kiện nêu rõ.
“Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải cung cấp hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp và không bị cản trở cho nhân dân Afghanistan và đảm bảo tôn trọng các quyền cơ bản của toàn thể người Afghanistan, bao gồm cả phụ nữ, trẻ em gái và đại diện của các nhóm dân tộc khác nhau. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Afghanistan xoá bỏ lệnh cấm thực tế không cho các cô gái được nhận giáo dục trung học và đại học”, Tuyên bố viết.
Gaza, Lebanon và Yemen
“Hôm nay, trong tuyên bố của mình, các Tổng thống đã yêu cầu chấm dứt ngay tình trạng đổ máu - cả ở Dải Gaza và miền nam Lebanon, khẩn cấp giải quyết mọi vấn đề nhân đạo, bởi vì ở đó thực sự đang xảy ra thảm họa đối với dân thường. Và sau khi chấm dứt các hoạt động chiến sự cần lập tức bắt đầu những bước đi thực tế để thành lập một Nhà nước Palestine”, Ngoại trưởng Nga Lavrov nhấn mạnh.
Các nước BRICS kêu gọi tiếp tục dành hỗ trợ thường xuyên cho tiến trình đối thoại và hòa bình ở Yemen dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố Kazan của các nước BRICS “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” đã được công bố trên trang web của Điện Kremlin.
Multimedia
Video em bé sơ sinh sống sót thần kỳ trên đường phố Gaza xuất hiện trên mạng
Đấu tranh chống nghèo đói
“Chúng tôi một lần nữa tuyên bố về niềm tin vững chắc rằng hợp tác đa phương có ý nghĩa cực kỳ quan trọng để hạn chế những rủi ro phát sinh từ sự phân mảnh địa chính trị và địa kinh tế, đồng thời chúng tôi cam kết phát huy nỗ lực hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm, bao gồm (nhưng không giới hạn) thương mại, đấu tranh chống nghèo đói, phát triển bền vững, trong đó có đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng, nước và lương thực-thực phẩm, nhiên liệu, phân bón, giảm thiểu và thích ứng với hậu quả biến đổi khí hậu, giáo dục và y tế, phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó tốt với đại dịch", Tuyên bố nêu rõ.
Các nước BRICS bác bỏ các hạn chế đơn phương trong thương mại
“Chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ đối với hệ thống thương mại đa phương cởi mở, minh bạch, công bằng, có thể dự đoán trước, toàn diện, bình đẳng, không phân biệt đối xử, dựa trên cơ sở các quy tắc và sự đồng thuận, với vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước kém phát triển nhất và bác bỏ các biện pháp hạn chế đơn phương trong thương mại trái với các quy định của WTO. Chúng tôi hoan nghênh kết quả của Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 tại Abu Dhabi (UAE) và tái khẳng định cam kết của chúng tôi đối với nỗ lực thực hiện các quyết định và tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng WTO”, Tuyên bố viết.
Thảo luận