Thực trạng hiện tại
Bẻ gãy ‘cần câu cơm’ người lao động?
“Vì hoàn cảnh khó khăn nên bất đắc dĩ tôi mới phải rời quê lên Hà Nội kiếm sống. Nhà có 4 miệng ăn trông chờ cả vào chiếc xe Wave cũ này. Xe nhiều lúc hỏng cũng chỉ biết sửa lại những chỗ ấy. Một ngày kiếm được khoảng 300.000 đồng, ngày nào mưa gió chạy ít thì chả được bao nhiêu. Nếu thành phố cấm xe máy chạy xăng cũ như của tôi thì tôi không biết làm gì, cũng có tuổi rồi, mà về quê thì làm nông không được bao nhiêu”.
“Mình bán rong khắp Hà Nội thế này, nếu có lệnh hạn chế xe cũ vào mấy quận nội đô thì cũng phải chấp nhận thôi, chẳng biết làm thế nào. Giá như có cách nào hỗ trợ đổi xe trả góp hoặc tạo điều kiện cho những người như tôi thì tốt”, chị Lợi lo lắng về tương lai.
“Tôi ủng hộ việc hạn chế ô tô, xe máy chạy xăng vào nội đô. Nhưng thực tế, phương tiện công cộng như xe bus chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của người dân. Tôi đi làm cố định nên mới sử dụng xe bus, nhưng nếu muốn đi chơi trong nội thành rõ ràng phải sử dụng các dịch vụ xe công nghệ hoặc taxi. Các tuyến metro thì vẫn đang xây dựng…chưa tính tới cả việc tắc đường. Cuộc sống người dân Hà Nội và các vùng ven vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xe máy”, anh Trung chia sẻ với Sputnik.
Giải pháp nào vẹn cả đôi đường?
“Hạn chế xe máy sẽ khó khả thi khi hàng triệu người đang dùng phương tiện này để di chuyển và mưu sinh. Việc cấm sẽ đụng chạm đến miếng cơm manh áo của nhiều người, nhìn rộng hơn sẽ là các ngành dịch vụ”.
“Giải pháp cấp thiết nhất hiện nay là hoàn thiện hệ thống giao thông công cộng, quy hoạch lại các khu đô thị và giao thông một cách bài bản hơn. Hà Nội hiện đang tích cực triển khai chuyển đổi xe bus xăng sang xe bus điện, phù hợp với tiêu chuẩn khí thải Euro 5. Hệ thống tàu điện ngầm, đường sắt đô thị đang được xây dựng khẩn trương. Khi người dân sử dụng giao thông công cộng thuận tiện, mọi người sẽ thay đổi, không cần cấm. Ngoài ra, cũng nên có quy định khác dành riêng cho các xe chạy dịch vụ”, chuyên gia đề xuất.