Thứ nhất, trong học thuyết năm 2020 không đề cập đến Belarus, nơi chúng ta đã bố trí vũ khí hạt nhân, và không nhắc đến chuyện ai là người mà chúng ta đặt dưới “chiếc ô hạt nhân”, chuyên gia giải thích.
"Thứ hai, phiên bản trước của Học thuyết không nói đến việc Nga có quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp bị một quốc gia phi hạt nhân tấn công với sự hỗ trợ của một cường quốc hạt nhân".
Theo lời ông Litovkin, như vậy, Nga đang gửi cảnh báo trực tiếp cho Hoa Kỳ và NATO, hiện đang cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraina và kêu gọi Kiev sử dụng thứ vũ khí này, thực tế là tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm chống Nga.
“Đây là lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng nếu họ đi quá xa và sẽ sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga - mà những tên lửa tầm xa này do các chuyên gia NATO lập trình, bởi chuyên gia Ukraina không có thiết bị và kinh nghiệm cần thiết, không thể làm được, đó là chưa nói đến máy bay NATO và UAV hạng nặng dẫn đường cho những tên lửa này - thì chúng ta có quyền tấn công vào những mục tiêu là nơi phóng những tên lửa đó", ông kết luận.