Sự bất ổn và các mối đe dọa
“Hiện nay chúng ta đang chứng kiến sự va chạm giữa hai xu hướng chính trị thế giới khác nhau. Một là đường lối gây thất bại chiến lược cho Nga, hai là đường lối tự vệ của Nga, thể hiện ở việc tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt. Sự va chạm các đường lối này tạo ra tình hình căng thẳng ở Á-Âu. Một mặt, người Mỹ đang cố gắng duy trì trật tự dựa trên những quy tắc chưa ai từng thấy. Mặt khác, các quốc gia có chủ quyền còn lại của nền chính trị Á-Âu đang cố gắng tìm giải pháp thay thế cho trật tự như vậy. Chính nhờ điều này mà tháng 10 năm nay, hội nghị thượng đỉnh BRICS đã được tổ chức tại Kazan đã thu được thành công vang dội. Các nước ASEAN đã tham gia hội nghị cùng với các nước khác, trong số đó, nhờ hội nghị thượng đỉnh, có 4 nước đã trở thành đối tác của BRICS. Đó là Indonesia, Malaysia và Thái Lan - các quốc gia sáng lập ASEAN, và Việt Nam.
Hiện nay Liên bang Nga và Trung Quốc đang ở trong một vòng cung bất ổn với mức độ sẵn sàng và cường độ khác nhau. Trong tình hình này ASEAN có nguy cơ bị chia rẽ vì áp lực từ cả Bắc Kinh và Washington. Và còn có nguy cơ bị áp lực từ những kẻ Hồi giáo cực đoan hiện đang hoạt động ở Trung Đông. 50% dân số ASEAN theo đạo Hồi. Nếu Hoa Kỳ ủng hộ những người Hồi giáo cực đoan, điều đó sẽ đe dọa đối với an ninh của ASEAN và cấu trúc bên trong của khối này”, Giáo sư Vladimir Kolotov nhận định.
Vũ khí mới
Cải cách nền quản trị quốc gia ở Việt Nam
“Các mối đe dọa toàn cầu và khu vực ảnh hưởng đến an ninh của Việt Nam, giới lãnh đạo Việt Nam nhìn thấy nhứng nguy cơ này và đang cố gắng đảm bảo sự sống còn của đất nước trước tình hình địa chính trị phức tạp. Hệ thống quản tri hiện đang được tổ chức lại theo hướng gọn nhẹ và hiệu quả hơn. Năm 2024 là một năm hết sức khó khăn đối với Việt Nam về đối nội. Chủ tịch Võ Văn Thưởng buộc phải thay thế, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nguyễn Phú Trọng, người có công lớn trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, đã qua đời. Nhưng Ủy ban Trung ương mới, do Tổng Bí thư Tô Lâm đứng đầu, đang thực hiện bước đi mới theo cùng hướng đó, hợp lý hóa cơ cấu quản trị, loại bỏ các tổ chức không cần thiết, giúp giảm thiểu các lỗ hổng tham nhũng và quản trị. Chúng ta sẽ thấy kết quả của công việc này vào năm 2025”, ông Vladimir Kolotov cho biết.