Đến Hà Nội vào mùa xuân năm 1965, ngay trong tháng đầu tiên, các cố vấn tên lửa Liên Xô đã bắn rơi máy bay Mỹ. Những chiến sỹ Việt Nam được gửi đến các đơn vị tên lửa đã theo sát bên cạnh các chuyên gia Liên Xô để học tập nhằm áp dụng các kỹ năng của họ.
Cố vấn Liên Xô có nhiều điều để bộ đội Việt Nam học tập! Ví dụ, từ giữa tháng Chín năm 1965 đến giữa tháng Tư năm 1966, các chuyên gia tên lửa Liên Xô ở trung đoàn 238 quân chủng phòng không Việt Nam đã tiến hành 61 trận chiến đấu, phóng 71 tên lửa và bắn rơi 48 máy bay xâm lược. Tính trung bình, cứ 1,5 quả tên lửa thì tiêu diệt được 1 chiếc máy bay Mỹ.
Nhờ vậy, từ mùa xuân năm 66, bộ đội tên lửa Việt Nam bắt đầu thực hiện việc tính toán và bắn tên lửa, còn cố vấn Liên Xô thì ở bên cạnh bảo hiểm cho họ. Mỗi trung đoàn tên lửa phòng không Việt Nam chỉ còn mười hoặc mười lăm chuyên gia Liên Xô.
Các trung tâm ở Liên Xô cũng đóng góp quan trọng vào việc đào tạo cán bộ cho quân chủng phòng không Việt Nam. Chỉ riêng trong những năm 1966-1967 đã đào tạo được 5 trung đoàn tên lửa phòng không cho Việt Nam, tổng cộng khoảng 3000 người.
Nhiều sĩ quan Việt Nam đã trở thành anh hùng trong cuộc chiến tranh tên lửa. Đơn vị do Trần Sanh chỉ huy bắn rơi 196 máy bay của đối phương. Sư đoàn của trung úy Phạm Trường Huy bắn rơi 43 máy bay, sư đoàn thượng úy Nguyễn Xuân Đài bắn rơi 40 chiếc.
Và đây là những con số đặc trưng cho hành động của lực lượng không quân và phòng không Việt Nam trong giai đoạn Mỹ oanh tạc Hà Nội mùa Giáng sinh năm 1972:
Không quân Việt Nam bắn rơi 7 máy bay, trong đó có 2 chiếc "pháo đài bay" B-52. Pháo cao xạ phòng không bắn hạ 20 máy bay, bao gồm 1 chiếc B-52. Lực lượng tên lửa bắn hạ 54 máy bay, bao gồm 31 chiếc B-52 của Mỹ.
Năm 1973, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có đầy đủ cơ sở để chỉ ra rằng chiến thắng của bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch bảo vệ Hà Nội là một thắng lợi chính trị, bởi vì không có nó, người Mỹ sẽ khó đồng ý ký kết Hiệp định Paris về việc chấm dứt chiến sự.