- Ngài Wimmer, ông đã nghĩ gì khi biết tin tức từ Mỹ?
— Tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, bởi vì sáng nay tôi đã có một cảm giác rằng: kết quả của cuộc bầu cử đã cứu chúng ta khỏi cuộc chiến tranh lớn. Tôi giả sử rằng, tân tổng thống Mỹ, không giống như nữ đối thủ của ông, sẵn sàng hợp tác thiết thực, hợp lý, và đáng tin cậy với các nước khác — và điều này là đáng khích lệ.
- Nhiều người trong số chính trị gia của chúng tôi hiện nay đang lo lắng và sợ hãi, bởi vì cho đến gần đây, họ đã đi quá xa trong những tuyên bố của họ về Trump, gần như xúc phạm ông ấy. Mà bây giờ, họ sẽ phải hợp tác làm việc với ông ta.
— Tôi cho rằng, ngài Tổng thống Liên bang và bà Thủ tướng liên bang, và trước hết, ông Bộ trưởng Ngoại giao, trong chiến dịch tranh cử này tại Hoa Kỳ đã quên hết mọi lợi ích quốc gia của nhân dân Đức. Bằng chính những ý kiến phiến diện và có phần xúc phạm đối với một ứng cử viên và sự ủng hộ không giấu diếm đối với người kia, họ đã gây ra thiệt hại cho chính người dân Đức. Đấy là sự can thiệp hoàn toàn không thể chấp nhận vào công việc nội bộ của nước khác, và sau khi cuộc bầu cử đã kết thúc như vừa qua, điều đó có thể gây tổn hại cho nhân dân họ.
Trước hết, tất nhiên, là cái cách mà Tổng thống Liên bang gần đây cho phép mình nhận xét về hai ứng iên Tổng thống Mỹ Clinton và Trump — là, như người ta vẫn nói, không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, những tuyên bố này là khá giống với tinh thần của tất cả những lời phát biểu không thể chịu nổi của Tổng thống Liên bang, và, theo ý kiến tôi, rất hay là nhiệm kỳ của ông ấy sắp kết thúc.
— Tôi nghĩ rằng, câu hỏi nên được diễn đạt bằng cách khác: tiến trình phát triển hệ thống dân chủ trên cả hai bờ Đại Tây Dương trong những thập kỷ gần đây đã đi chệch hướng, quy trình nào đã dẫn đến cuộc đấu tranh nổ ra trong chiến dịch tranh cử? Bởi chúng ta thậm chí không thể biết rằng, điều gì sẽ xảy ra tại Hoa Kỳ. Tôi cho rằng, tốt hơn hết cứ để họ thu xếp mọi thứ lộn xộn của họ trên lãnh thổ của mình và không để chiến tranh bùng ra trên khắp thế giới. Có lẽ đấy là những gì sẽ xảy ra tại Hoa Kỳ. Trong cuộc đối đầu tranh cử chỉ thiếu mỗi xe tăng mà các ứng viên bắn vào nhau nữa thôi — không có gì tồi tệ hơn. Toàn bộ hệ thống chính trị đã bị đẩy đến mức phi lý, và điều đó là một thảm họa cả thế giới còn lại! Nó làm mất uy tín của chính những quốc gia dân chủ mà không cho phép mình như vậy.Trong bối cảnh như đã nêu trên, chỉ có thể hy vọng rằng, trước măt chúng ta đã đến lúc phải tẩy sạch để hồi sinh, khi mọi người sẽ suy nghĩ lại: làm thế nào để tái lập trật tự trong quốc gia của mình. Đây là vấn đề chính liên quan tới trận chiến tranh cử đã xẩy ra tại Hoa Kỳ. Hiện nay, chúng tôi cần gửi tín hiệu đến phía đối diện tới bên bờ Đại Tây Dương: No more German kids for US wars! — Trẻ em của Đức sẽ không còn tham gia trong các cuộc chiến tranh của Mỹ!
Tổng thống mới của Mỹ nên biết điều này, bởi vì dân tộc chúng tôi đang nghĩ chính như vậy.
- Vì do "brexit" đã diễn ra trạng thái kích động chứng sợ Nga (Russophobia). Trong thời kỳ chiến dịch vận động bầu cử tại Hoa Kỳ, nó còn nổi lên mạnh mẽ hơn nữa. Tại sao bảo bối này đã không làm việc?
— Bởi vì mọi người đã học được cách bỏ qua thông tin này. Người Mỹ thấy rằng họ đang bị đẩy từ trận chiến này sang cuộc chiến khác.
- Ông có nghĩ rằng, Ukraina vẫn còn đóng ít nhất một số vai trò nào đó đối với Mỹ?
— Tại Hoa Kỳ, tình hình đặt ra khá khác so với ở châu Âu. Ở đó không bao giờ có thể nói chắc chắn, các Bộ riêng biệt, các cơ quan, vv… nhìn thấy chính sách của Mỹ như thế nào. Họ chỉ đấu tranh riêng rẽ vì ngân sách của họ. Bởi vì, chính sách của Mỹ, khác với châu Âu, đang trở nên ngày càng ít đáng tin cậy hơn. Trong quan hệ với Hoa Kỳ cần luôn luôn cảnh giác để không bị lừa dối và bị lôi kéo vào bất kỳ cuộc chiến tranh nào.
- Sau khi Trump lên nắm quyền có thể chờ đợi nhiều thay đổi trong khối NATO?
— Sau khi NATO từ một liên minh phòng thủ đã biến thành một cỗ máy hung hăng, thì NATO đã trở nên nguy hiểm cho hòa bình thế giới. Nếu tân tổng thống Mỹ hiểu được điều đó, sẽ không bỏ lỡ điểm này, thì khi nghĩ đến NATO, tôi sẽ cảm thấy đỡ lo lắng hơn bây giờ.