Nhà báo Nga đến Việt Nam: Thán phục gì và bất bình vì sao?

© Flickr / manhhaiXưởng in của Sở Địa dư 1986-1900
Xưởng in của Sở Địa dư 1986-1900 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong số khá nhiều bài viết về Việt Nam trên các tờ báo và tạp chí ở nước Nga thời Sa hoàng, có lẽ thu hút quan tâm đặc biệt hôm nay là loạt ghi chép xuất bản năm 1903 trên tờ báo "Vùng đất mới”.

Đó không phải là một tờ báo thủ đô. Báo ấn hành ở Port Arthur, ngày nay là thành phố Liêu Dương ở phía nam bán đảo Liêu Đông, vùng đông-bắc Trung Quốc.

Năm 1898, phần phía nam của bán đảo được chính quyền Trung Hoa bàn giao cho Nga thuê. Người Nga kiến thiết ở đó hai thành phố — Dalniy (nay là Đại Liên) và Port-Arthur. Trong cả hai đô thị đều mở trường học Nga, có các Viện và nhà hát. Ấn hành các tờ báo tiếng Nga, một trong đó là "Vùng đất mới". Báo này đã cử phóng viên Denis Levitov đi Hà Nội vào năm 1903, đến dự Đấu xảo công nghiệp-thủ công nghiệp của các nước Viễn Đông và Đông Nam Á.

Xưởng chế biến thuốc phiện, số 74 Rue Paul Blanchy (nay là Hai Bà Trưng) - Sputnik Việt Nam
Điều gì ở Việt Nam khiến giáo sư Nga bất bình?

Vào thời điểm đó từng có hàng chục lữ khách người Nga — văn sĩ, nhà khoa học, quân nhân — đã đến Việt Nam. Nhưng phần lớn số này đến miền Nam, ở Sài Gòn. Vì thế ghi chép của Denis Levitov càng đặc biệt thú vị, vì kể về Hà Nội và các cư dân miền Bắc đất nước.

Điều đầu tiên mà nhà báo Nga nhận thấy là vẻ sạch sẽ của các đường phố,  sự ngăn nắp và sang trọng của những công trình đô thị. Nhà báo trìu mến viết về những người phụ nữ Việt Nam mà ông nhìn thấy ở Hà Nội, và trong các làng quê xung quanh, về các tiết mục trình diễn sân khấu. Trong đó vị khách Nga đặc biệt thích những điệu múa dân gian. Ông mô tả cả diện mạo của những người lính Việt thời ấy. Trên đầu anh lính, thay vì mũ lại là một tấm bảng sơn tròn, bảo vệ khỏi  ánh nắng mặt trời. Binh lính Việt mặc áo dài xanh nước biển hoặc màu đỏ và đi chân đất.

Nhà báo Nga thể hiện sự quan tâm đặc biệt với  ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam. Và trước hết là nghề làm giấy, mà như vị khách nhận thấy, đã khởi đầu tại Việt Nam từ sớm hơn châu Âu nhiều thế kỷ. Ghi chép của Denis Levitov giới thiệu với độc giả Nga về "làng giấy".  Ông gọi như vậy bởi vì trong mỗi ngôi nhà đều diễn ra công đoạn sản xuất giấy. Trước con mắt thán phục của nhà báo Nga — như ông ngưỡng mộ mô tả trong bài viết — một phụ nữ đã làm ra cả trăm tờ giấy chỉ trong vòng nửa giờ. Và như vậy — mỗi ngôi nhà đều là một xưởng thợ. Xin nhắc các bạn rằng nhà báo Nga mô tả quá trình này vào năm 1903.

Từ đó lại đây đã trôi qua 113 năm. Trong khoảng thời gian đó, thế giới đã biến đổi khó nhận biết.  Thay đổi cả cuộc sống của những người dân Việt Nam từng chịu nạn thuế má do thực dân Pháp áp đặt, mức thuế cao như vậy thì nhà báo Denis Levitov không thấy ở bất cứ nơi nào khác của châu Á. "Từ đám dân chúng hiền lành nhẫn nại này, — ông viết một cách bất bình, — người Pháp đã bóp nặn lấy tất cả những gì họ muốn". Vì vậy mà độc giả Nga thời 113 năm trước đã có thể hình dung về Việt Nam không chỉ như một đất nước có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú mà còn là quốc gia đã mất đi nền độc lập của mình khi rơi vào cảnh nô lệ tài chính dưới ách áp bức của kẻ chinh phạt.

Bến xe kéo tay tại Sài Gòn những năm 1901-1905 - Sputnik Việt Nam
Những gì đã gây ấn tượng với du khách Nga đến Việt Nam cách đây một thế kỷ?

Thế nhưng nghề sản xuất giấy thủ công ở Việt Nam thì vẫn được bảo tồn. Và ấn tượng mạnh đối với các vị khách Nga thì vẫn mạnh y như trước. Không thay đổi còn là mong muốn của người Nga được làm quen gần hơn với quá trình thú vị của nghề thủ công này. Minh chứng rất mới là trên kênh truyền hình "Nước Nga" có chương trình "Kiếm tìm những chuyện phiêu lưu",  dành riêng nói về Việt Nam. Tác giả và người dẫn chương trình này đã đến thăm làng quê Việt, có thể chính là nơi từng ghi dấu chân Denis Levitov năm 1903. Nhà báo truyền hình thời nay cũng hết sức thán phục những gì chứng kiến trong công đoạn sản xuất thủ công.

Nhưng người cùng thời của chúng ta không chỉ quan sát, mà còn thân chinh tham gia vào chu trình làm giấy — tự tay khuấy bột giấy, đổ vào khuôn dành cho tờ giấy tương lai… Truyền hình đã không chỉ kể mà còn cho thấy những truyền thống cổ xưa của Việt Nam về sản xuất giấy thủ công đã được bảo lưu gìn giữ như thế nào.  Và những thông tin hấp dẫn này không chỉ mang tới cho ngàn độc giả như thời năm 1903 với những ghi chép của Denis Levitov, mà là phổ cập đến hàng chục triệu người xem.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала