Ông Abe công du châu Á-Thái Bình Dương để củng cố liên minh chống Trung Quốc?

© AFP 2023 / Kazuhiro NogiThủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong ngày thứ Năm bắt đầu lên đường vào chuyến công du 6 ngày đến các nước châu Á-Thái Bình Dương để củng cố hợp tác an ninh trong bối cảnh ngày càng gia tăng hoạt tính của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đó là nhận định trong bài báo của hãng Kyodo do CBN công bố. Ông Abe sẽ thăm Philippines, Australia, Indonesia và Việt Nam.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sắp thăm Việt Nam

"Mục đích của chuyến thăm là để tái khẳng định tầm quan trọng của liên minh các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương với Hoa Kỳ và tăng cường sự phối hợp với các nước cơ bản trong khu vực", — một quan chức cấp cao của Nhật Bản cho biết. Ông nhấn mạnh rằng Nhật Bản hy vọng đóng vai trò hàng đầu trong tiến trình ở thời kỳ trong nền chính trị, kinh tế và an ninh thế giới đang là tình hình bất định và gia tăng sự không rõ ràng chắc chắn.

Việc lựa chọn nước làm đích đến của chuyến công du xuất phát trước hết bởi thực tế Philippines và Australia là các đồng minh của Hoa Kỳ, còn Indonesia — thủ lĩnh của Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Việt Nam cũng là một thành viên của ASEAN, năm nay sẽ là chủ nhà đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC, quy tụ 21 nền kinh tế của châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Hoa Kỳ.

Trong thời gian chuyến đi, hẳn là ông Abe sẽ chú ý tới tầm quan trọng của các hiệp định thương mại tự do đa phương, — tác giả bài viết dự đoán.  11 quốc gia trong đó có Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Hoa Kỳ về Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và giờ đây nóng lòng chờ đợi xem liệu tân Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump  có đưa đất nước của ông ta ra khỏi TPP như đã hứa hay không. Bởi Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama cho rằng TPP là thành tố cơ bản trong chính sách mà ông ta hoạch định nhằm thay đổi cân bằng chiến lược trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Abe sẽ chia sẻ với các nhà lãnh đạo của bốn quốc gia những quan ngại của ông trước việc Bắc Kinh tạo lập cơ sở hạ tầng quân sự và mở rộng  năng lực của quân đội Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, mà cụ thể là trong tháng qua chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đã xuất hiện ở phần tây Thái Bình Dương.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Tân Tổng thống Hoa Kỳ: TPP - No, Việt Nam - Yes!

Chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản sẽ bắt đầu vào thứ Năm bằng cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Như đang chờ đợi, trong số các vấn đề, sẽ thảo luận về hợp tác Nhật-Phi trong kinh tế, trong đấu tranh chống khủng bố và tạo lập cơ sở hạ tầng.

Nhật Bản cũng sẽ cam kết dành hỗ trợ cho Manila như là nước chủ toạ điều hành các cuộc gặp của ASEAN năm nay, mà trong chương trình nghị sự chắc là sẽ có vấn đề Biển Đông.

Nhật Bản không phải là một bên trong cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông giữa Trung Quốc và năm quốc gia khác, trong đó có Philippines và Việt Nam. Nhưng Tokyo lo ngại trước đà phát triển hiện diện quân sự  của Trung Quốc trong khu vực giàu tài nguyên này, mà thông qua có tuyến đường thương mại quan trọng nhất. Tokyo cũng đang đối mặt với thách thức từ Bắc Kinh, gắn với yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền trên đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông lân cận.

Ngày thứ Bảy sẽ diễn ra cuộc gặp của ông Abe với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull.  Như tuyên bố của chính giới Nhật Bản, ông Abe dự định xác nhận sự cần thiết tăng cường phối hợp hơn nữa trong lĩnh vực an ninh và hợp tác giữa Nhật Bản, Australia và Hoa Kỳ để duy trì trật tự quốc tế dựa trên nền tảng luật pháp.

Đảo trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự ở Biển Đông

Trong ngày Chủ nhật, Thủ tướng Nhật Bản sẽ đến Indonesia. Như dự kiến, sẽ tiến hành cuộc hội đàm với Tổng thống Joko Widodo, khẳng định tinh thần sẵn sàng hợp tác với đất nước Đông Nam Á phát triển nhanh chóng này trong lĩnh vực kinh tế và an ninh trên biển. Mặc dù Indonesia không phải là thành viên tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, những vụ  va chạm giữa tàu đánh cá Trung Quốc và Indonesia đang gây ra xung đột lợi ích giữa hai nước.

Đến Việt Nam, ông Shinzo Abe sẽ gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác của đất nước, thảo luận về nội dung phát triển quan hệ song phương. Theo thông báo của các nhân vật chính thức, rất có thể là Thủ tướng Nhật Bản sẽ đề nghị cung cấp cho Việt Nam các tàu tuần tra để tăng cường hải quân của nước này trong bối cảnh gia tăng hoạt tính quân sự của Trung Quốc trên vùng biển khu vực.

Thủ tướng Shinzo Abe sẽ quay về Nhật Bản vào ngày 17 tháng 01.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала