Mỗi ngày các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đều đăng tải hồi ký của những cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam, có nhiều thông tin về những lễ vinh danh các cựu chiến binh. Nhưng, người Mỹ vẫn nhớ về một sự kiện khác. 50 năm trước đây, vào ngày 4 tháng 4, nhà hoạt động xã hội nổi bật của Mỹ đấu tranh chống lại tình trạng nghèo khó và bảo vệ quyền bình đẳng cho người da đen ở Mỹ Martin Luther King đã có bài phát biểu nổi tiếng: "Hơn cả Việt Nam: Thời khắc đập tan sự im lặng," tờ The New Yorker viết. Rất nhiều người coi bài phát biểu đầy nhiệt huyết này là diễn văn tốt nhất của "nhà hùng biện siêu đẳng" . Mục sư Martin Luther King đã nói rằng, chiến tranh Việt Nam là triệu chứng của một chứng bệnh sâu xa trong tinh thần Mỹ ", và nếu bệnh này không được điều trị thì," cùng với thời gian chúng ta chắc chắn sẽ bị kéo xuống những hành lang dài, tối tăm và hổ thẹn dành cho những người có quyền lực mà không có lòng từ bi, có sức mạnh mà không có đạo đức".
Trong quý I năm 2017 tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,1%, mà đây là một bất ngờ đối với các chuyên gia và chính phủ, Forbes viết. Tạp chí viết về những nguyên nhân của hiện tượng này và cách vượt qua nó. Việt Nam vẫn là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Các phương tiện truyền thông nước ngoài có bài viết về một số dự án quan trọng. Công ty Nga Valmet sẽ cung cấp thiết bị để tự động hóa Nhà máy nhiệt điện Long Phú 1. Israel sẽ sản xuất nước từ không khí tại Việt Nam và đang xây dựng một nhà máy mới sản xuất nguyên liệu cho gia vị và dược mỹ phẩm. Còn hãng hàng không Úc Jetstar vào tháng 5 năm nay sẽ triển khai đường bay thẳng mới nối liền thành phố Hồ Chí Minh với các thành phố lớn nhất của Australia.
Tuần qua, chúng tôi đã nói về bài viết của giáo sư Mỹ Neal Koblitz, trong đó ông khuyên Việt Nam không nên cải cách giáo dục theo mô hình Mỹ. Tuần này, giáo sư có bài viết mới được công bố trên VnExpress International, trong đó ông viết về những biện pháp cần phải được thực hiện ở Việt Nam để tạo ra hệ thống giáo dục mạnh mẽ và đáng tin cậy không thua kém so với các nền giáo dục nước ngoài mạnh nhất.
Xin lưu ý đến một bài viết rất thú vị trên trang TheNewsLens dành riêng cho một chủ đề hiếm trong giới truyền thông — kiến trúc. Bài viết về các kiến trúc sư Việt Nam thế kỷ 20 đã mô tả những xu hướng khác nhau và cuối cùng đã tạo ra phong cách hiện đại riêng được thể hiển rõ nét tại thành phố Sài Gòn.