Chính phủ Nga bác bỏ tất cả cáo buộc về vụ "tấn công mạng nhắm vào chế độ dân chủ của các nước châu Âu", và trong một số trường hợp, — như The Atlantic thừa nhận —, bằng chứng chống Nga quả là không có sức thuyết phục. Như chuyện với Vương quốc Anh chẳng hạn, hẳn là site đăng ký cử tri bị sập chỉ bởi lý do rất thông thường: nhiều người muốn bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý, — theo nhận xét của tạp chí.
"Giả sử có "ra lệnh tổ chức" cuộc bẻ mã khóa đột nhập hộp thư của đảng Dân chủ, ông Vladimir Putin dù sao vẫn không thể kích động gây chia rẽ sâu sắc và mất lòng tin giữa các đảng và đối với Chính phủ", — tác giả viết. "Cùng lắm là ông chỉ lợi dụng căn bệnh chính trị nan y của nước Mỹ, làm nổi rõ lợi thế của một quốc gia công nghệ tiên tiến trong nghịch lý yếu đuối của nó", — tạp chí nhấn mạnh.
Không nên quên rằng thậm chí cả khi Chính phủ Nga "tổ chức các cuộc tấn công mạng", thì điều lo ngại đáng báo động không chỉ ở việc ai đứng sau "cuộc tấn công". Đáng báo động là nơi xảy ra tấn công: ở chính những nước có tình hình chính trị phân hóa thiếu ổn định, nơi mà đảng cầm quyền chao đảo chưa từng thấy và Chính phủ đánh mất lòng tin của dân, — bài tạp chí lưu ý.
Điện Kremlin thực ra chỉ thử sử dụng những mâu thuẫn và bất đồng này, cung cấp "mô hình Nga" để giải quyết vấn đề. Và nước Nga sẽ không ngừng làm việc đó cả sau khi kết thúc bầu cử — cho dù đó là bầu cử ở Hà Lan, Đức, hoặc thậm chí là ở Mỹ, — The Atlantic kết luận.