Trung Quốc và Philippines: Phân chia Biển Đông giữa hai nước?

© REUTERS / Thomas PeterTrung Quốc - Philippines
Trung Quốc - Philippines - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo Đại sứ Philippines tại Trung Quốc Santa Romana, trong những ngày tới sẽ bắt đầu cuộc đàm phán Philippines-Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Hoạt động này sẽ diễn ra tại một thành phố của Trung Quốc, nhưng không nêu rõ chi tiết.

Hòa nhịp cùng tuyên bố của ông đại sứ, Tổng thống Duterte cho biết rằng, trong mối quan hệ Philippines —Trung Quốc "bắt đầu trang sử mới". Đặc biệt là, một vài ngày trước đó Tổng thống Philippines đã thăm một đội tàu chiến Trung Quốc tại thành phố Davao. Ngoài ra, trước đây ông đã ra lệnh cho quân đội nên hành động nhanh chóng để chiếm đóng 10 đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, mà Manila gọi là quần đảo Kalayaan. Ông Duterte nói: "Những hòn đảo này là tài sản của Philippines. Mọi người đang cố gắng nắm giữ mỗi tấc đất trên Biển Đông vì vậy nếu không hành động nhanh chóng thì cuối cùng chúng tôi sẽ chẳng có gì".

Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Philippines ngang nhiên điều binh sĩ tới đảo Thị Tứ của Việt Nam

Sau khi phân tích các tuyên bố này, một số nhà quan sát quốc tế đã rút ra kết luận rằng, Bắc Kinh và Manila muốn phân chia Biển Đông giữa hai nước. Nhà chính trị học của Nga, GS Dmitry Mosyakov không đồng ý với kết luận này.

Ông nhận định rằng, Trung Quốc  đang thực thi chính sách truyền thống của mình  — "chia để trị". Bắc Kinh gây chia rẽ giữa Philippines và Việt Nam, mà trước đây hai nước này đã đoàn kết lại để chống lại tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông. Giáo sư Mosyakov cho biết:

"Bắc Kinh đã cho phép ngư dân Philippines trở lại khu vực ngư trường quanh bãi cạn Scarborough để đánh cá. Bằng cách này đã đạt được thỏa thuận về một khía cạnh quan trọng nhất của cuộc tranh chấp giữa hai nước, và hiện nay Manila rất hài lòng với cách giải quyết như vậy. Nhưng, Bắc Kinh đơn phương cấm Việt Nam đánh cá ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa, mà đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam. Tôi đã thấy những chiếc thuyền đánh cá Việt Nam với nhiều lỗ thủng bị các tàu tuần tra Trung Quốc bắn phá gần Hoàng Sa. Bắc Kinh có hai thái độ khác nhau đối với ngư dân Việt Nam và ngư dân Philippines, điều đó thậm chí dẫn đến những cọ sát giữa Philippines và Việt Nam".

Tổng thống Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Duterte ra lệnh hành động nhanh để chiếm lấy 10 đảo ở Biển Đông
Ông Mosyakov nói tiếp, Bắc Kinh thực thi chính sách bành trướng trong khu vực Biển Đông và chú ý theo dõi tâm trạng trong nội bộ ASEAN. Trung Quốc không muốn ký kết thỏa thuận với toàn bộ Hiệp hội và chủ trương tổ chức các cuộc đàm phán song phương. Là một cường quốc hùng mạnh Trung Quốc có nhiều đòn bẩy khác nhau để ảnh hưởng đến các nước thành viên ASEAN. Trong quan hệ với Philippines, Rồng Trung Quốc có diện mạo thân thiện: hãy làm bạn với tôi để thương lượng thành công. Trong quan hệ với Việt Nam có diện mạo khác, con rồng giữ lập trường kiên quyết: mọi thứ đều là của tôi, tôi không nhượng bộ. Một hình ảnh hoàn toàn khác trong quan hệ với Indonesia, Rồng Trung Quốc đã đề nghị đàm phán về quần đảo Natuna. Sau khi Indonesia tuyên bố rằng quần đảo này thuộc chủ quyền của họ, và không thể có bất cứ cuộc đàm phán về nội dung này, Bắc Kinh đã rút đề nghị của mình.

Giáo sư Mosyakov lưu ý rằng, những lời tuyên bố nói trên của phía Philippines đã vang lên trước thềm lễ khai mạc Diễn đàn "Một Vành đai, Một Con đường" được tổ chức ở Bắc Kinh. Ông Mosyakov cho biết:

"Trung Quốc đang trở thành một đối tác thương mại ngày càng quan trọng đối với Philippines. Đầu tư của Trung Quốc vào Philippines đang trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng để hỗ trợ Duterte. Đặc biệt là Manila vẫn chưa rõ mối quan hệ của họ với Washington sẽ phát triển như thế nào. Không loại trừ rằng, nếu Mỹ đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ Duterte, ông có thể xa rời Trung Quốc và bắt đầu trò chơi " hữu nghị" với Hoa Kỳ. Ông đã từng mấy lần gây bất ngờ với các hành động chính trị. Song, hiện nay triển vọng của mối quan hệ với Mỹ vẫn chưa rõ, và ông Duterte đang làm mọi thứ có thể để xích lại gần với Trung Quốc, để tối đa hóa lợi nhuận chính trị và tài chính".

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала