Sẽ xây dựng bức tường trên biên giới giữa Thái Lan và Malaysia

© AFP 2023 / Manan Vatsyayana Malaysia
Malaysia - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nhà nước Hồi giáo đe dọa cả Đông Nam Á.

Philippines - Sputnik Việt Nam
Đông Nam Á đang ở bên bờ vực của nạn khủng bố? Việt Nam có bị nguy hiểm?
Năm nước ASEAN thống nhất lực lượng để đối đầu với mối đe dọa do cái gọi là Nhà nước Hồi giáo(bị cấm ở Nga và một số nước khác) gây ra trong khu vực, nơi có khoảng ba trăm triệu tín đồ Hồi giáo sinh sống. Vì mục đích này, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu  trong tuần tới sẽ gặp đồng nghiệp của mình từ Malaysia, Philippines, Brunei và Singapore.

Trong cuộc phỏng vấn của "Sputnik-Việt Nam", Tiến sĩ Khoa học Chính trị, cộng tác viên khoa học hàng đầu của Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Natalya Rogozhina nhận xét:

Các nước ASEAN  kể từ năm 2014 đã thông qua tuyên bố chung lên án IS, và bắt đầu  cuộc chiến với tổ chức khủng bố này. Năm ngoái tại hội nghị Bali các quốc gia này đã đồng thuận trao đổi thông tin tình báo và dữ liệu dấu vân tay của những kẻ khủng bố, trước hết là để theo dõi việc vượt biên giới của chiến binh một cách khá minh bạch trong khu vực và ngăn chặn các kênh chuyển tiền. Trong năm qua, các cơ quan đặc nhiệm Indonesia đã kịp ngăn chặn vụ bắn pháo do IS lập kế hoạch nhắm vào Singapore từ lãnh thổ của Indonesia. Chính phủ Thái Lan và Malaysia đã đồng ý cùng xây dựng  một bức tường chung trên biên giới giữa hai nước — trước hết là để ngăn cản những kẻ khủng bố tại Malaysia, nơi có luật lệ vô cùng khắc nghiệt đối với chúng, với mưu đồ chạy trốn trong trường hợp nguy hiểm sang lãnh thổ Thái Lan.

IS - Sputnik Việt Nam
"Nhà nước Hồi giáo" đe dọa cả Đông Nam Á
Tuy nhiên, các biện pháp đã áp dụng trước đó vẫn không hoàn toàn tương xứng với nguy cơ đe dọa đang treo lơ lửng  trước các nước Đông Nam Á. Mối nguy hiểm xuyên quốc gia, điều đã được chứng minh bằng sự kiện bắt đầu xảy ra hồi cuối tháng trước, khi các nhóm vũ trang Hồi giáo chiếm giữ thành phố Marawi của Philippines. Tại Marawi, đứng trong cùng đội hình chiến đấu với chiến binh địa phương còn có bọn  khủng bố từ Malaysia và Singapore; có hơn 40 tên từ Indonesia.

Sự kiện trong Marawi cũng cho thấy ở một số nước ASEAN đã có phản ứng đáp lại lời kêu gọi của IS: những người không thể chiến đấu ở khu vực Trung Đông, cần phải giao chiến cho việc thành lập  Caliphate Hồi giáo ở Đông Nam Á. Đã có hàng chục nhóm khủng bố ở Đông Nam Á  thề trung thành với IS. Tại thủ đô Indonesia, phiến binh có liên quan với IS đã tiến hành một loạt vụ nổ, và có bằng chứng cho thấy tại một trong những hòn đảo của Indonesia chúng đang chuẩn bị trại huấn luyện. Ở miền nam Philippines hiện nay, Mặt trận Giải phóng Dân tộc Moro, Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro và nhóm "Abu Sayyaf" đang hoạt động tích cực. Chiến binh "Abu Sayyaf" tấn công không chỉ vào các mục tiêu quân sự, mà còn giáng đòn xuống những người dân thường sống ở các tỉnh phía Nam. Phương pháp giao chiến của chúng — bắt cóc, giết người, hãm hiếp và tống tiền. Còn mục tiêu cuối cùng — hình thành một siêu nhà nước liên Hồi giáo (pan-islamism).

Quân nhân Mỹ và Philippines - Sputnik Việt Nam
Mỹ quay trở lại: Liệu Duterte có thể đối phó phiến quân mà không có hỗ trợ Hoa Kỳ?
Những kẻ  Hồi giáo cực đoan Philippines, Indonesia, Malaysia đã đặt điều đó làm mục tiêu trước mắt của chúng. Một tình huống hơi khác ở Thái Lan, IS cũng đang giơ nắm đấm ở các tỉnh phía nam. Ở đó, theo tuyên bố chính thức của chính quyền, phong trào dân tộc chủ nghĩa chống chính phủ đã xuất hiện. Nhưng với mục đích không phải hình thành một Caliphate, mà là một quốc gia độc lập Pattani. Các phần tử ly khai địa phương không có liên hệ với những người ủng hộ IS. Ở Trung Đông, trong đội ngũ chiến binh IS không có  những phần tử có nguồn gốc Thái Lan. Tuy nhiên, vẫn có nguy cơ: những kẻ ly khai Thái Lan, để đạt được mục tiêu riêng của họ, cuối cùng có thể phối hợp với bọn khủng bố IS.

Và tình hình hoàn toàn khác trong ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào và Campuchia. Ở đó có lượng dân số không đáng kể theo đạo Hồi,  tư tưởng đạo Hồi không phổ biến, cũng không có các cơ sở IS hoặc những kẻ sẵn sàng chiến đấu cho lý tưởng Caliphate.

Lần đầu tiên sau những năm 90 của thế kỷ trước, khi những người Hồi giáo từ một số nước ASEAN đã chiến đấu về phía chiến binh thánh chiến ở Afghanistan, bây giờ là địa điểm thu hút các phần tử cực đoan triệt để từ Đông Nam Á trong phong trào khủng bố quốc tế, — nhà chính trị học Natalia Rogozhina xác nhận. — Vì vậy, bất kỳ mọi sự phối hợp hành động trong khu vực nhằm chống lại kế hoạchcủa IS đều vô cùng quan trọng và cấp bách.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала