Trên báo chí Mỹ xuất hiện ngày càng nhiều bài viết về sự phát triển toàn diện mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Vào tuần này, những tờ báo hàng đầu của Mỹ lại một lần nữa nhắc nhở về kết quả chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, viết về những khoản đầu tư của Mỹ vào nền kinh tế Việt Nam cũng như về sự hợp tác quân sự ngày càng tăng. Mới gần đây chiến hạm USS Coronado của Hạm đội 7 Mỹ đã thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật tại Cam Ranh. "Chuyến đi này nâng cao khả năng bảo dưỡng viễn chinh của Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường mối quan hệ đối tác với Việt Nam" — tờ The Diplomat trích dẫn câu nói của Chuẩn Đô đốc Don Gabrielsson.
Nói về Hoa Kỳ không thể không nhớ lại những sự kiện 50 năm về trước. Vào tuần này, chủ đề chiến tranh Việt Nam lại một lần nữa thu hút sự chú ý sau khi tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu vinh danh về lòng dũng cảm và sự cống hiến và hy sinh của những người lính Triều Tiên trong cuộc chiến tranh Việt Nam, về vai trò của họ trong sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Những lời này đã gây phẫn nộ tại Việt Nam. "Những người lính Hàn không phải là những vị anh hùng", tờ báo Hà Nội teleSUR viết và nhắc nhở về những hành động man rợ của lính Hàn trên đất Việt đã gây ra nhiều vụ thảm sát hàng nghìn người dân Việt Nam.
đưa tin rằng, chuỗi cửa hàng nổi tiếng 7-Eleven Nhật đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam. Sự kiện này được xem là một bước đột phá trong thị trường đầy hứa hẹn, mà đến năm 2019 hệ thống bán lẻ này có kế hoạch mở thêm100 cửa hàng mới. Và Korea Times viết rằng, Samsung đang phát triển như là một "công ty quốc gia" tại Việt Nam. Tập đoàn công nghệ khổng lồ của Hàn Quốc có vốn đầu tư lớn vào một nước đang trở thành một trong những cơ sở công nghiệp chủ chốt của thế giới. Samsung không chỉ phát triển các sản phẩm cho người tiêu dùng Việt Nam, mà còn hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy ở Việt Nam và phát triển các dự án từ thiện cho những người có thu nhập thấp. Tờ East Asia Forum đăng tải một bài dài về những doanh nghiệp khởi sự tại Việt Nam. Trước đây chính phủ Việt Nam chưa bao giờ giành sự hỗ trợ quy mô lớn như vậy cho những dự án khởi nghiệp như trong năm 2016, tờ báo viết. Các phương tiện truyền thông quốc gia và các nhà lãnh đạo Việt Nam đều nhấn mạnh rằng, các doanh nhân là động lực chính của nền kinh tế Việt Nam. Các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ cao ở Việt Nam đã trở thành lực lượng doanh nghiệp quan trọng, bởi vì các quỹ đầu tư nước ngoài đang đặt cược vào những người trẻ tài năng. Trong 4 tháng đầu năm 2017 ở Việt Nam đã đăng ký 39,5 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp với tổng vốn đầu tư 17 tỷ USD, mà đó là 14% nhiều hơn so với năm ngoái. Ghi nhận những thành công của phong trào này tại Việt Nam, bài báo chỉ ra những khó khăn chủ yếu dẫn đến hạn chế trong tiếp cận vốn tín dụng, nạn tham nhũng và lao động trình độ thấp.
Nhưng, cùng với những thành tựu đó, trong đời sống của đất nước còn có nhiều vấn đề phức tạp. Và một trong những vấn đề nan giải nhất là vấn đề đất đai, theo tờ The Economist đây là vấn đề chính trị lớn nhất của Việt Nam. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến sự cần thiết phải chuyển nhượng đất nông nghiệp, mà cùng với bồi thường không đủ điều đó gây ra làn sóng phản đối. Chính phủ áp dụng một số biện pháp như gia hạn thuê đất và những biện pháp khác, nhưng vấn đề này vẫn là rất gay gắt.
Khép lại tổng quan báo chí có một tin rất thú vị trên tờ báo Iran Tehran Times về 3 bạn trẻ người Iran đã đạp xe vận động hiến máu, từ Tehran đã đến Hà Nội để đón mừng Ngày Hiến Máu Thế giới — ngày 14 tháng Sáu — tại thủ đô Việt Nam.