Sự đối tác chiến lược giữa hai nước chúng ta mang lại kết quả lớn nhất trong lĩnh vực chính trị và ngoại giao, duy trì mức độ cao trong sự hợp tác kỹ thuật —quân sự. Nhưng, trong tất cả các lĩnh vực khác, trước hết trong lĩnh vực kinh tế, nếu so với Mỹ, Châu Âu và Châu Á, thì Nga còn thua kém rất nhiều. Trong danh sách các đối tác kinh tế thương mại của Việt Nam, Nga không lọt vào top 10, kim ngạch thương mại hai chiều kém xa so với các đối tác chính của Việt Nam. Quy mô hợp tác khoa học và văn hóa giảm liên tục cũng gây sự lo lắng. Chủ đề Việt Nam hầu như không được phản ánh trên báo chí Nga, và báo chí Việt Nam cũng không phản ánh đầy đủ các sự kiện ở Nga. Tất nhiên, đưa mối quan hệ giữa hai nước chúng ta lên mức y như dưới thời Xô Viết là một nhiệm vụ bất khả thi — tình hình trên thế giới và cán cân quyền lực đã thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, cả Nga và Việt Nam có thể và nên thực hiện những bước đi nghiêm túc để cải thiện tình hình. Các nhà khoa học đề xuất những sáng kiến nào?
Nếu trong khuôn khổ EAEU tạo ra các chuỗi giá trị "liên kết người nông dân với các thị trường" thì điều đó sẽ giúp nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng cho sản phẩm Việt Nam xuất khẩu so với sản phẩm của các tập đoàn xuyên quốc gia, sẽ giúp Việt Nam duy trì thị phần của mình trong trường hợp công ty TNC di chuyển cơ sở sản xuất sang nước khác.
Các dự án trên địa bàn LB Nga mở ra nhiều triển vọng lớn cho các nhà đầu tư tư nhân từ Việt Nam, mà gần đây họ đã tới Nga với một số dự án đầu tư, ví dụ, trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa. Nganh nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác hải sản và công nghiệp nhẹ ở vùng Viễn Đông và Crưm có thể trở thành lĩnh vực hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Chứng tỏ về điều đó là kết quả chuyến đi Việt Nam của phái đoàn đại diện các khu vực này. Chuyên gia hàng đầu của Nga về kinh tế Việt Nam, Giáo sư Vladimir Mazyrin, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng, Cơ sở của sự hợp tác kinh tế, thương mại tự do giữa Việt Nam và EAEU phải là đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng.
Các phương tiện truyền thông đóng một vai trò rất lớn trong quá trình phát triển mối quan hệ giữa các quốc gia. Nhà sử học và khoa học chính trị, Giáo sư Vladimir Kolotov, Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, thu hút sự chú ý đến một thực tế rằng, phương Tây đang cố gắng áp dụng chiến lược "thay đổi chế độ" và chuẩn bị "cuộc cách mạng màu" ở Việt Nam, đã xâm nhập vào không gian truyền thông đại chúng của Việt Nam và cố gắng kiểm soát không gian này. Rất nhiều thông tin giả mạo, bóp méo sự thật, làm mất uy tín chính sách của Nga, phá hoại mối quan hệ Nga-Việt lan truyền trên các mạng xã hội và phương tiện truyền thông điện tử của Việt Nam. Nga có thể sẽ rất hữu ích cho Việt Nam trong việc tạo ra các biện pháp bảo đảm an ninh không gian mạng quốc gia.
Về an ninh quốc gia: dù Việt Nam đa dạng hóa các kênh hợp tác kỹ thuật — quân sự, nhưng, phần lớn vũ khí hiện đại cho Không quân, Hải quân và lực lượng phòng không đang được cung cấp từ Nga, và tình hình sẽ không thay đổi trong nhiều năm tới, chuyên gia Grigory Lokshin nhận xét.
Để Việt Nam không chỉ là một trong những nước Đông Nam Á đối với Nga, mà vẫn là một nước bạn, một đất nước anh em gắn liền với Nga bởi những năm cùng chiến đấu và xây dựng, cần phải kết hợp nỗ lực của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học, cần phải làm mọi thứ có thể để tận dụng tối đa tiềm năng hợp tác giữa hai nước chúng ta. Đây là ý kiến của Giáo sư Dmitry Mosyakov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương trực thuộc Viện Đông phương học Nga. Sputnik Việt Nam hoàn toàn đồng ý với ý kiến này.
Xem thêm: LIVE: Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm LB Nga