Tuần này, các phương tiện truyền thông nước ngoài tiếp tục thảo luận về vụ ông Trịnh Xuân Thanh cũng như về những tác động từ vụ việc đối với mối quan hệ của Việt Nam với các nước châu Âu, đặc biệt với Đức. Theo báo cáo của Reuters, Berlin đang cân nhắc những bước tiếp theo sau khi Hà Nội từ chối thực hiện yêu cầu của Đức trao trả cựu lãnh đạo PetroVietnam, mà theo Bộ Ngoại giao Đức, ông Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin.
Tờ Financial Express có một bài dài về mối quan hệ Việt-Nhật.
"Có lẽ, Nhật Bản từ góc nhìn của Việt Nam là đối tác chiến lược quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, để hạn chế tham vọng bá chủ của Bắc Kinh, — tờ báo viết. — Nhật Bản cũng coi Việt Nam là một đối tác đầy hứa hẹn đặc biệt trong lĩnh vực an ninh. Nhu cầu về sự hợp tác chiến lược giữa các nước trong khu vực ngày càng cấp bách vì chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định sẽ cắt giảm sự hợp tác quân sự với châu Á".
"Nên xem xét mọi thứ đúng như thật, chứ không phải như chúng tôi muốn để có, đây là một bài học từ cuộc chiến tranh Việt Nam, và đây cũng là một kỹ năng hết sức quan trọng đối với bất kỳ nhà lãnh đạo thành công. Nhân tiện xin nói luôn, bài học thứ hai cũng rất quan trọng từ cuộc chiến tranh Việt Nam: không nên nói dối với người khác, không nên nói dối với những người mà bạn lãnh đạo," — tác giả viết.
Việt Nam sẽ là một nước đóng góp và thụ hưởng những lợi ích trong "thế kỷ châu Á". Có nhiều khả năng Việt Nam sẽ trở thành nước cuối cùng gia nhập câu lạc bộ "các con hổ châu Á". Tạp chí Frontera News rút ra kết luận này sau khi phân tích những đặc điểm của sự phát triển kinh tế Việt Nam và những lợi thế về vị trí chiến lược, dân số trẻ và tầng lớp trung lưu của Việt Nam ngày càng tăng.
Thời gian gần đây xã hội dân sự tại Việt Nam đã ghi nhận những thành công trong cuộc đấu tranh cho các quyền và tự do. Trong số những thành công đó là quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam từ bỏ kế hoạch đổ xuống biển Bình Thuận gần 1 triệu m3 bùn thải, mà kế hoạch đó đã gây ra làn sóng phản đối của người dân địa phương, ngư dân và nông dân nuôi trồng thủy sản. Cũng như phán quyết của Tòa án Nhân dân huyện Mỹ Đức, Hà Nội đối với 14 bị cáo nguyên là cán bộ địa phương, liên quan đến sai phạm về đất đai ở xã Đồng Tâm.
Tranh chấp đất đai đã gây ra cuộc đối đầu lớn giữa người dân địa phương và các quan chức vào tháng Tư năm nay.