Vụ Trịnh Xuân Thanh: Sự hồ đồ hay cố tình của Bộ ngoại giao Đức?

© Ảnh : ZingTrịnh Xuân Thanh
Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới.

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Sự hồ đồ hay cố tình mua phiếu của Bộ ngoại giao Đức?

Trịnh Xuân Thanh trên VTV - Sputnik Việt Nam
Đức sẽ áp dụng các lệnh trừng phạt chống Việt Nam liên quan vụ Trịnh Xuân Thanh?
Cái gai trong dư luận về phòng chống tham nhũng trong hơn một năm qua đã được nhổ ra khi Trịnh Xuân Thanh, tội phạm tham nhũng đã có lệnh truy nã quốc tế về nước, đến cơ quan Bộ Công an đầu thú. Dĩ nhiên, vụ án tham nhũng lớn này sẽ được điều tra xét xử theo đúng quy định pháp luật của Việt Nam. Tuy nhiên, những lùm xùm, thậm chí là hệ lụy của vụ án trong quan hệ quốc tế, mặc dù vụ án chưa được xét xử đã làm dư luận phiền lòng. Mặt khác, vụ việc đã làm lộ ra thêm những kẻ xấu, những lang sói trong giới phản động ngoại quốc đối với sự phát triển của Việt Nam.

Nguyên nhân đơn giản, Trịnh Xuân Thanh đã trốn truy nã tại Cộng hòa Liên bang Đức, quốc gia chưa ký hiệp định dẫn độ tội phạm với Việt Nam hơn một năm, đã là niềm hy vọng phá hoại trật tự pháp luật Việt Nam của các thế lực thù địch. Việc Trịnh Xuân Thanh trở về đầu thú đã làm phá sản toàn bộ kế hoạch lợi dụng tội phạm này của các thế lực đen tối đó.

Sự hồ đồ hay cố tình của bộ ngoại giao Đức?

Cũng cần nói rõ ngay, sau khi đầu thú, các cơ quan có trách nhiệm Việt Nam đã công khai đơn xin tự thú viết tay của Trịnh Xuân Thanh để xác thực tin tức, mặt khác khẳng định Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn tự nguyện về nước đầu thú. Đơn viết tay và hình ảnh hoàn toàn không bị đe dọa của Trịnh Xuân Thanh là chứng cứ hiển nhiên cho việc tự nguyện đầu thú. Ấy vậy mà thất vọng trước sự sụp đổ kế hoạch bẩn thỉu nhằm phá hoại Việt Nam, một chiến dịch vu cáo Việt Nam đã được dựng lên. Điển hình nhất là video clip xuyên tạc bịa đặt của "Nhà báo" Lê Trung Khoa — Tổng Biên tập tờ báo tiếng Việt tại Berlin trên trang fb cá nhân của ông Khoa về nơi xảy ra vụ Trịnh Xuân Thanh bị "bắt cóc", lúc thì ông ta nói "ở tại nhà riêng của TXT", lúc thì nói "ở công viên khi TXT đang đi dạo", trước đó thì lại bị bắt ở… tận Ba Lan! Về tờ báo người Việt ở Đức, Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh đã có bài vạch rõ dã tâm chống phá đất nước của nó, chúng ta không cần bàn thêm về bản chất rác rưởi của tờ báo cũng như tổng biên tập của nó. Chính hành vi và những phát biểu của Trịnh Xuân Thanh trên VTV1 là cái vả vào miệng ông Khoa rồi. Trước đó là tố cáo của luật sư người Đức mà trước đó Trịnh Xuân Thanh đã từng thuê để nhằm làm các thủ tục xin tỵ nạn tại Đức. Biết rõ tố cáo này chỉ là hành vi nhằm PR cho bản thân, người viết bài này xin bạn đọc cho miễn nhắc tên bà ta. Nội dung tố cáo là Trịnh Xuân Thanh đã bị an ninh Việt Nam bắt cóc tại Đức rồi đưa về Việt Nam. Dĩ nhiên, ngoài những kền kền đó còn có một lũ những ngụy dân chủ đang sống ở hải ngoại cũng hùa vào với những tin vịt, ảnh ghép nhằm kích động dư luận chống Việt Nam. Và cao trào chính là tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức về sự việc này.

Trịnh Xuân Thanh - Sputnik Việt Nam
Trịnh Xuân Thanh - một Edward Snowden của Việt Nam? Không phải như vậy!
Ngày 2/8/2017, Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức đã ra tuyên bố:

"Việc bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là hành động vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế một cách trắng trợn và chưa từng có. Vụ việc đã được phát giác nhờ sự nhanh nhạy của các cơ quan thực thi pháp luật của Đức. Giới chức thực thi luật pháp Đức nay cũng đang tiến hành điều tra. Vụ việc như thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng tới quan hệ giữa Đức và nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam… Quốc vụ khanh Văn phòng Bộ Ngoại giao Đức Markus Ederer ngày hôm qua đã nói rất rõ quan điểm của Chính phủ Đức trong vấn đề này với Đại sứ Việt Nam. Ông cũng nêu rất rõ ràng với Đại sứ rằng Chính phủ Liên bang Đức đòi phải để ông Trịnh Xuân Thanh quay trở lại Đức ngay lập tức để hồ sơ yêu cầu dẫn độ và đơn xin tỵ nạn được xem xét theo đúng trình tự pháp lý. Do hệ quả của vụ việc hoàn toàn không chấp nhận được này, viên chức đại diện chính thức của cơ quan tình báo Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam ở Đức bị tuyên bố là người không được hoan nghênh (persona non grata) và có 48 tiếng để rời khỏi Đức. Chúng tôi cũng bảo lưu quyền áp dụng thêm các hành động khác ở cấp độ chính trị, kinh tế và chính sách phát triển".

Quái lạ, Chính phủ Đức chứ có phải là mấy tờ lá cải với một lũ kền kền vô trách nhiệm đâu mà phát biểu một cách hồ đồ như vậy. Trịnh Xuân Thanh đã công bố công khai về sự tự nguyện đầu thú, đơn tự thú đã được công khai trước báo chí, vậy Bộ Ngoại giao Đức lấy căn cứ nào để nói là Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức? Và dĩ nhiên, đằng sau nó còn có một câu hỏi nữa: Lực lượng bảo vệ đất nước của Đức làm ăn thế nào mà có một người bị bắt cóc đưa ra khỏi đất Đức một cách thành công? Và với năng lực "vĩ đại" như vậy, lực lượng này làm sao có đủ năng lực bảo vệ đất nước? Tất nhiên không có việc bắt cóc và không ai có thể rời khỏi châu Âu nếu không tự nguyện. Chỉ là Bộ Ngoại giao Đức hồ đồ, hoặc cố tình hồ đồ để mua phiếu của vài kẻ cực đoan chống Việt Nam đang có quốc tịch Đức cho cuộc bầu cử vào thời gian vài tuần tới. Và nếu đúng như vậy, những kẻ cực đoan gốc Việt đã đủ lớn mạnh đến mức có thể làm "cách mạng" rồi, dĩ nhiên là làm cách mạng trên đất Đức để thay đổi đường hướng chính trị của nước Đức. Và tất nhiên, chúng chẳng có chút hy vọng nào can thiệp vào nội tình của Việt Nam.

Nhưng vì những mắc mớ liên quan đến ngoại giao, chúng ta cũng cần bàn kỹ một chút về những quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế liên quan đến việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú.

Nước Đức không có quyền gì với việc Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú

Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Vụ Trịnh Xuân Thanh: Việt Nam khẳng định coi trọng quan hệ với Đức
Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh "bị bắt cóc". Ngày 2-8-2017, Hãng thông tấn xã Đức DPA đưa tin: "nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị bắt cóc". Từ nguyên gốc tiếng Đức trong bài viết là "vermuten". Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát ngôn viên của Công an Berlin: "Đây là một trường hợp nghi ngờ" (tiếng Đức: "Das ist ein Verdacht"). Một điều phi lý trong nghi ngờ "bắt cóc" là chi tiết "có người thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào xe ô tô". Tại sao cảnh sát không cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là: Ringfahndung. Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tỵ nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà chỉ nghe người khác kể lại. Danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ quan chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ Liên bang: Cảnh sát LB (tức CA Biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn, Cục Kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9… chưa có cơ quan nào đưa ra chứng cứ về việc ông Thanh bị bắt cóc. Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ Nội vụ Liên bang không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh.

Thêm nữa, ông Thanh không là công dân Đức, chưa phải là người được hưởng quy chế tỵ nạn tại Đức, thậm chí ông Thanh chưa nằm trong danh sách được cứu xét có cho tỵ nạn hay không. Tờ báo Miền Nam Đức (Süddeutsche Zeitung) ngày 2-8-2017 cho biết, ông Thanh sang Đức năm 2016 và ngày 24-7-2017 là lịch hẹn sẽ phỏng vấn tại Cơ quan Liên bang phụ trách di cư và tỵ nạn. Như vậy có nghĩa là, ông Thanh trước đó đã đến bộ phận tiếp nhận đơn. Ở đó ông đã được chụp ảnh, lấy vân tay, ký vào trang 1 của hồ sơ. Các trang tiếp theo ghi họ tên tuổi của người nộp đơn và của bố mẹ, vợ con, địa chỉ ở Việt Nam và ở Đức, tên tuổi luật sư. Lúc đó ông nhận giấy mời phỏng vấn. Chỉ đến lúc phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn mới hỏi về lai lịch, đường đi từ VN sang Đức, lý do xin tỵ nạn, muốn nộp giấy tờ gì… Theo khoản 3, Điều 33 của Bộ luật về thủ tục xét tỵ nạn, đơn xin được coi là đã rút, nếu người nộp đơn rời lãnh thổ Đức và trở về đất nước mình, do bất cứ lý do nào (theo Điều 32, thủ tục xét tỵ nạn). Như vậy, ông Trịnh Xuân Thanh chưa được hưởng quy chế tỵ nạn chính trị hay được ở lại vì lý do nhân đạo. Vậy lý do gì mà Bộ Ngoại giao Đức yêu cầu phía Việt Nam trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức? Những người có thần kinh bình thường không thể hiểu nổi yêu cầu này.

Và thái độ của Việt Nam

Lê Thị Thu Hằng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bình luận về Thông báo của Bộ Ngoại Giao Đức về vụ ông Trịnh Xuân Thanh
Ngày 3-8, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: "Liên quan đến phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức xung quanh vụ việc Trịnh Xuân Thanh tôi lấy làm tiếc về phát biểu ngày 2-8 của Bộ Ngoại giao Đức". Khi được hỏi liệu vụ việc Trịnh Xuân Thanh có gây tổn hại đến quan hệ Việt Nam — Đức trong tương lai hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: "Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn duy trì và phát triển quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam — Cộng hòa Liên bang Đức".

Đằng sau câu trả lời đó là thái độ cương quyết: Mọi quốc gia đều bình đẳng và quan hệ hữu nghị chỉ có lợi cho nhân dân hai nước. Đừng đe dọa chúng tôi. Vô ích.

Nguồn: Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 462

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала