Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Nhiều phương tiện truyền thông có bài viết về lịch sử mối quan hệ phức tạp của Việt Nam với Trung Quốc. TODAYonline viết về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến, về sự đối đầu Việt-Trung trong những năm 70 và 80 và các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Bài báo ghi nhận sự xích lại gần nhau giữa Hà Nội và Washington và rút ra kết luận: "Cảm thấy mối đe dọa từ phía Trung Quốc, Hà Nội hướng tới Washington yêu cầu sự giúp đỡ, nhưng, nước này vẫn làm theo trái tim và không cắt đứt quan hệ với Bắc Kinh". New York Times viết về sự gia tăng khối lượng đầu tư của Trung Quốc và sự phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, về lượng khách du lịch Trung Quốc sang Việt Nam tăng vọt. "Nền kinh tế Việt Nam bị phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc, điều đó tác động tiêu cực đến cuộc đấu tranh của Việt Nam chống lại những tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông", - bài báo viết. Các phương tiện truyền thông điện tử thông báo về việc Việt Nam phản ứng việc Trung Quốc công bố diễn tập quân sự trong khu vực Biển Đông, về việc Trung Quốc tăng cường tấn công tin tặc nhằm vào các trang mạng của chính phủ và các tổ chức thương mại của Việt Nam. VnExpress International bày tỏ sự lo lắng trước việc một công ty Trung Quốc có thể tham gia xây dựng sân bay lớn nhất Long Thành, lưu ý đến việc nhà thầu Trung Quốc công trình nào cũng đội vốn, chất lượng kém, chậm tiến độ. "Sự phụ thuộc của Việt Nam vào các nhà thầu Trung Quốc gây sự lo ngại về an ninh quốc gia của Việt Nam, đặc biệt là an ninh năng lượng".
Về mặt này, các phương tiện truyền thông ghi nhận rằng, Việt Nam đang tìm kiếm cơ hội để đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế và chính trị và gửi gắm nhiều kỳ vọng vào Ấn Độ. Viết về sự phát triển của mối quan hệ hợp tác quân sự Việt Nam-Ấn Độ, tờ Asia Times lưu ý rằng, "sự hợp tác của Ấn Độ với Việt Nam là một phần của chính sách "Act East" nhằm củng cố ảnh hưởng ở Đông và Đông Nam Á — dự án quy mô lớn đối trọng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Các phương tiện truyền thông viết về sự phát triển các mối quan hệ của Việt Nam với những cầu thủ cũ và mới trên trường quốc tế. "Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu tiếp cận Đông Nam Á qua Việt Nam», Asia Times thông báo, và gọi Việt Nam là một trong những ngôi sao đang lên trong thế giới kinh doanh. Tờ Myanmar Times viết về sự phát triển của mối quan hệ Việt Nam-Myanmar, hai nước đã hỗ trợ lẫn nhau trong những giai đoạn lịch sử khó khăn nhất.
Báo chí nước ngoài nhận xét, Hội nghị thượng đỉnh APEC vào tháng 11 tại Việt Nam có thể thông qua quyết định về số phận TPP. Tuy nhiên, Việt Nam, nước đã hy vọng nhận được những lợi ích lớn nhất từ dự án này, có thể làm theo tấm gương của Mỹ và rút khỏi hiệp định, NEWS.com.au gợi ý.
Có hai bài báo về những vấn đề nghiêm trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Và một vài chủ đề nữa. Báo chí viết về sự cần thiết phải đơn giản hóa thủ tục xin cấp Visa Việt Nam để phát triển ngành du lịch, về sự phát triển các ứng dụng liên quan đến các loại tiền ảo ở Việt Nam về sự quan tâm đến một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới — Hệ thống giáo dục Phần Lan cũng như về khả năng tổ chức giải đua xe công thức 1 tại Việt Nam.