Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Tờ The Atlantic có bài viết về một chuyện đã xảy ra trong năm 1969. Khi đó chính quyền Nixon đã truyền tất cả các dữ liệu về tình hình kinh tế và lực lượng vũ trang của Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ sang các máy tính của Lầu Năm Góc để có được câu trả lời cho câu hỏi: khi nào Washington sẽ giành chiến thắng. Một lát sau có câu trả lời: "Mỹ đã giành chiến thắng trong năm 1964!"
"Trong một thế giới đang bị bao phủ bởi những dữ liệu, câu chuyện đáng ngờ về các máy tính của Lầu Năm Góc nhắc nhở với chúng ta rằng, mô hình không phải là hiện thực, và việc phớt lờ thực tế có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc", tác giả lưu ý.
Dù có rất nhiều bài viết về những hậu quả khủng khiếp của việc sử dụng chất da cam ở Việt Nam, chúng tôi không thể thờ ơ với bài viết trên Phys.Org. "Có vẻ như Hoa Kỳ không có ý định nhận trách nhiệm về những tai hoạ mà chất da cam đã để lại ở Việt Nam. Đây sẽ là một tiền lệ không mong muốn, bởi vì Mỹ và các đồng minh của họ, trong đó có Israel, bị cáo buộc có sử dụng vũ khí hóa học trong các cuộc xung đột ở Palestine, Iraq và Syria. Kết quả là, về mặt chính thức, không ai chịu trách nhiệm về những đau khổ của các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam," tác giả bài báo nhận xét: đáng tiếc là bộ phim tài liệu nhiều tập của Burns và Novick vừa ra mắt công chúng không nói gì về vấn đề nhạy cảm này.
Tác giả bài viết trên tờ Times Standard cũng đặt ra những câu hỏi khó chịu:
"Trong năm 1964, Chính phủ của chúng ta đã thuyết phục những người Mỹ phải lo sợ hậu quả khủng khiếp trong trường hợp Hoa Kỳ không tấn công vào miền Bắc Việt Nam, vì vậy chúng ta đã cho phép chính phủ làm như vậy. Sau nhiều thập kỷ, chúng ta đã lo sợ Saddam Hussein vì ông sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt. Bây giờ chúng ta được thông báo rằng, chúng ta phải lo sợ Kim Jong-un ở Bắc Triều Tiên và tất cả các nhà cách mạng ở Trung Đông. Người ta lợi dụng nỗi sợ hãi của người Mỹ để phát động chiến tranh. Năm này qua năm khác, các tướng lĩnh nói với chúng ta rằng, Mỹ sắp giành chiến thắng ở Afghanistan, Iraq và Syria nếu gửi thêm hàng nghìn quân cùng với các loại vũ khí trị giá hàng tỷ đô la. Bây giờ chúng ta chỉ có thể cố gắng thuyết phục Quốc hội rằng, chúng ta không có lợi ích trên khắp châu Á và châu Phi để biện minh cho chiến tranh. Bằng cách này chúng ta sẽ tiết kiệm tiền và giúp dòng tiền quay về nước Mỹ".
Chủ đề sự căng thẳng và xung đột quân sự tiềm năng trên bán đảo Triều Tiên được đề cập đến trong bài viết trên tờ Nikkei Asian Review. Moody's và Ngân hàng Thế giới cảnh báo về những hậu quả kinh tế nghiêm trọng của việc này đối với châu Á. Hàn Quốc cũng như Việt Nam đang bị đe dọa nhiều nhất.
"Việt Nam dễ bị tổn thương nhất nếu chuỗi cung ứng toàn cầu bị vi phạm trong trường hợp Hàn Quốc chấm dứt hoặc làm giảm khối lượng sản xuất," — tác giả viết.
Kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng ổn định, các phương tiện truyền thông nhấn mạnh. Nhưng, việc già hóa dân số Việt Nam là mối đe dọa lớn đối với quá trình này, tờ The Diplomat viết. IMF nhận xét, Việt Nam có nguy cơ già đi trước khi trở nên giàu có. Còn Tổ chức Y tế Thế giới cho biết rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Bây giờ nhiệm vụ của ban lãnh đạo Việt Nam là giảm thiểu những hậu quả của việc dân số già đi và giảm tỷ lệ người lao động, trong đó bao gồm chi tiêu cao hơn của chính phủ cho ngành bảo vệ sức khỏe và lương hưu, giải quyết vấn đề giảm nguồn thu từ thuế và khối lượng sản xuất.
Cuối cùng là bản tin về môn thể thao yêu thích nhất của người Việt Nam. Thời gian gần đây Việt Nam được coi là một quốc gia bóng đá đang phát triển ở Đông Nam Á. Đã đến lúc để tiềm năng này dẫn đến những thành công cụ thể. Cần phải làm gì để có như vậy? Trên tờ FourFourTwo có một bài dài về chủ đề này.
Chúng tôi xin chúc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn và thành công trên mọi lĩnh vực!