Theo số nạn nhân, vụ tấn công khủng bố này, mà nhóm khủng bố Hồi giáo Jemaah Islamiyah đã chính thức nhận trách nhiệm, là đẫm máu nhất trong lịch sử Indonesia.
Ngày 17 tháng 8 năm nay, tại Indonesia có thể xảy ra vụ tấn công khủng bố quy mô lớn hơn. Vào ngày Quốc khánh của nước này, những kẻ khủng bố đã lên kế hoạch kích nổ một quả bom bẩn làm từ chất phóng xạ gần dinh tổng thống ở Jakarta. Lực lượng an ninh của Indonesia đã bắt giữ những kẻ khủng bố, và một tháng sau đó đã ngăn chặn âm mưu tấn công vào vị tổng thống và đã phát hiện mạng lưới khủng bố gồm gần hai nghìn phần tử vũ trang.
IS đã đột nhập Philippines sau khi đạt được thỏa thuận với các tổ chức cực đoan địa phương về việc thành lập các trại huấn luyện cho những kẻ khủng bố. Các trùm ma túy hỗ trợ phiến quân đã tạo điều kiện cho sự thâm nhập này. Chính quyền đã thừa nhận rằng, có mối liên hệ chặt chẽ giữa khủng bố và buôn bán ma túy. Cho đến nay, một phần của Marawi vẫn nằm dưới sự kiểm soát của những kẻ khủng bố, chúng đã chiếm thành phố này vào tháng 5.
Ở Malaysia, các bang Sarawak và Sabah bị đe dọa khủng bố nhiều nhất, nơi này tổ chức khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" (IS) đang mở rộng hoạt động. Theo ước tính của các cơ quan đặc nhiệm Malaysia, hơn 150 pahi viên của IS hiện diện ở đó. Vào tháng Ba năm nay, chính quyền đã ngăn chặn âm mưu của những người ủng hộ IS thực hiện những vụ nổ ở các đồn cảnh sát.
Điều đáng chú ý là, hướng dẫn các hành động khủng bố đó, cũng như âm mưu nổ bom bẩn ở Jakarta, là các huấn luyện viên tại trụ sở khủng bố ở Syria, mà hơn 1.300 người từ các nước Đông Nam Á đã chuyển đến nước này để chiến đấu trong hàng ngũ IS.
Một khu vực khác đang bị đe dọa khủng bố là bang Rakhine của Myanmar, nơi có khoảng 1 triệu người Rohingya sinh sống. Trong số những người Rohingya ghi nhận rất nhiều hành vi hình sự, kết quả là ngay cả Cộng đồng Hồi giáo truyền thống của Myanmar đã tách khỏi họ. Bộ máy tuyên truyền của IS mô tả các hành động của lực lượng an ninh Myanmar như là "cuộc diệt chủng" Rohingya. IS ủng hộ vô điều kiện những người Rohingya, bằng cách này củng cố uy tín của mình trong mắt người Hồi giáo ở Đông Nam Á. Trong bối cảnh này Băng Cốc bắt đầu trang bị vũ khí cho Phật tử Thái Lan, thành lập những đơn vị tự vệ phòng chống những cuộc tấn công của người Hồi giáo. Singapore cảnh báo đe dọa khủng bố ở mức cao nhất. Và ngay cả ở Brunei, nước chưa bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chủ nghĩa khủng bố, bốn người nước ngoài đã bị trục xuất do liên quan tới IS.
Các nước ASEAN đang áp dụng những biện pháp khác nhau để chống lại mối đe dọa khủng bố, vạch ra những kế hoạch phòng chống khủng bố. Philippines, Malaysia và Indonesia đạt được thỏa thuận cùng nhau tuần tra đường biên giới trên biển. Tuy nhiên, mỗi quốc gia có pháp luật riêng, ở một số nước pháp luật là nghiêm khắc hơn, ở những nước khác, ví dụ như ở Indonesia và Malaysia, pháp luật là mềm hơn, họ cố gắng "cảm hóa" chiến binh. Còn có một vấn đề khác cản trở việc bảo đảm an ninh cho các nước ASEAN.
Vấn đề là ở chỗ, — bà Kutovaya nói, — công dân các nước ASEAN được hưởng chế độ miễn thị thực. Đồng thời, chỉ có một sân bay — là sân bay Singapore — mà máy chủ của các dịch vụ kiểm soát biên giới được kết nối với cơ sở dữ liệu chống khủng bố. Và chỉ có hai nước — Việt Nam và Indonesia — sử dụng hệ thống thông tin sơ bộ quốc tế về hành khách khi đăng ký chuyến bay. Trong điều kiện này các phần tử vũ trang hầu như không bị cản trở quá cảnh trong khu vực. Ngoài ra, ASEAN vẫn chưa thành lập cơ chế điều tra chung những hành động khủng bố, từng quốc gia làm việc riêng biệt.