“Việt Nam cũng không được bảo đảm trước mối đe dọa khủng bố Hồi giáo”

© AFP 2023 / Ted Aljibethành phố Marawi (Philippines) bị bọn khủng bố chiếm giữ
thành phố Marawi (Philippines) bị bọn khủng bố chiếm giữ - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nga lo ngại về đà gia tăng mối đe dọa khủng bố ở Đông Nam Á, - Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố ngày 24 tháng 10 tại cuộc họp Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên ASEAN và đối tác đối thoại, tiến hành ở Philippines.

Người đứng đầu cơ quan quân sự Nga nhận định rằng, tại khu vực Đông Nam Á ghi nhận sự di chuyển của các chiến binh IS tẩu thoát từ Syria và Iraq, và ngày càng rõ có dòng tiền chảy vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương để hỗ trợ phát triển hạt nhân khủng bố địa phương và thực hiện các cuộc tấn công.

Quân nhân Philippines - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Quốc phòng: Nga lo ngại trước sự gia tăng các mối đe dọa ở Đông Nam Á
Những hiện tượng mà Bộ trưởng Shoigu chỉ ra cho phép nêu giả thiết về hiện hữu kế hoạch của IS — chuyển trung tâm hoạt động của chúng từ Trung Đông sang Đông Nam Á, — chuyên viên chính trị học, GS Larisa Efimova từ MGIMO nhận xét. Hơn thế nữa, trong khu vực đang sẵn có hàng loạt yếu tố dự phần vào cuộc di chuyển nguy hại này.

"Các nước Hồi giáo cơ bản ở Đông Nam Á là những quốc đảo, ví dụ, ở Indonesia trong 17.500 hòn đảo, chỉ có 6.000 đảo có người sinh sống. Những đảo hoang đảo vắng khác chính là nơi rất thuận tiện để bọn khủng bố nương náu. Tại đó có nhiều vũng, vịnh nhỏ và eo biển, nơi dễ dàng che giấu các tàu cỡ vừa. Về thực phẩm, nơi đây sẵn nguồn cá và chim muông, động vật khác nhau. Khí hậu các nước Đông Nam Á thường là mùa hè kéo dài, tấm thảm xanh cây rừng bao phủ tạo nơi che chắn cho các chiến binh suốt quanh năm. Ngoài ra, những tuyến đường biển chiến lược chạy xuyên qua khu vực Đông Nam Á. Eo biển Malacca được bảo vệ tốt, nhưng đã quá tải, bây giờ xuất hiện cả đường thông qua biển Sulu — giữa Indonesia, Malaysia và Philippines. Bọn hải tặc cũng mò đến nơi này, mà cướp biển là một nguồn tài chính rất quan trọng của khủng bố", — chuyên viên Larisa Efimova nói.

Và điều chính yếu nhất, là tại Đông Nam Á hiện đang tồn tại không ít "ổ nóng" căng thẳng.  Như ở Philippines, nơi chỉ sau năm tháng chiến đấu gay go,  quân đội và lực lượng an ninh mới giải phóng được thành phố Marawi bị bọn khủng bố chiếm giữ. Hay ở Myanmar, nơi di dân Rohingya bị Chính phủ từ chối cấp quốc tịch đã thỉnh cầu sự giúp đỡ của người Hồi giáo — và IS có thể lợi dụng điều này cho mục đích lợi ích riêng của chúng. Ở miền nam Thái Lan, nơi người theo đạo Hồi muốn lập vùng tự trị, đòi hỏi công nhận họ không phải là người Thái Lan mà là người Mã Lai theo đạo Hồi, còn Chính phủ thi hành chính sách "toàn Thái": không có người Mã Lai, tất cả cư dân đều là người Thái, điều đó cũng tạo nền tảng cho bọn khủng bố IS thâm nhập địa bàn.

Philippines - Sputnik Việt Nam
Bom bẩn đe dọa Đông Nam Á
Tuy nhiên, theo quan điểm của GS Larisa Efimova, cuộc chiến vì Marawi đã là bài học nóng hổi cho các nước Đông Nam Á, bây giờ họ dành chú ý nhiều hơn tới bất kỳ biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Và tiếp theo, các nước phối hợp nỗ lực cùng nhau để chống lại chủ nghĩa khủng bố, quy nhận quyết tâm chung trong những văn kiện liên tịch và tuyên bố, ví dụ — giữa Malaysia, Indonesia và Philippines, giữa Việt Nam và Singapore.

Nga cũng quan tâm đến sự hiệp lực này, bắt đầu cung cấp vũ khí xạ kích cho quân đội Philippines chính nhằm để hỗ trợ cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố.

Trên thực tế, hồi tháng Sáu năm nay tại diễn đàn về an ninh tổ chức tại Singapore, các Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, Philippines, Indonesia và Malaysia trong phát biểu của mình đều nhất trí bày tỏ sự lo ngại về đà gia tăng hoạt tính của các nhóm khủng bố trong khu vực. Người đứng đầu cơ quan quân sự của Singapore nhấn mạnh rằng đây là mối đe dọa an ninh chính ở Đông Nam Á. Chỉ theo ước tính sơ lược nhất thì trong khu vực đã có 31 nhóm khủng bố cực đoan. Bọn khủng bố tuyển mộ người vào hàng ngũ của chúng thường bằng sự đe dọa của vũ khí. Những vùng sâu vùng xa với địa hình khó tiếp cận ở hầu hết các quốc gia trong khu vực, nhất là vùng biên giới, tạo điều kiện cho việc lập ra căn cứ khủng bố. Đáng tiếc là vẫn có ví dụ về những cuộc tấn công khủng bố đạt mục tiêu ở các đô thị. Các nước ASEAN cần thu xếp hệ thống trao đổi thông tin về những nhóm khủng bố đang hoạt động trên lãnh thổ của họ, vì rằng hiện hữu xác suất cao về sự hoành hành của chúng trong khu vực. Một ví dụ là cuộc tấn công của các chiến binh IS ở thành phố Marawi của Philippines. Có thể nói rằng trong bối cảnh gia tăng  mối đe dọa khủng bố, thậm chí rủi ro bùng phát "điểm nóng" tại châu Á-Thái Bình Dương dường như đang lui xuống hàng thứ yếu.

Бойцы Исламского государствана границе Ирака и Сирии - Sputnik Việt Nam
Đông Nam Á - bàn đạp mới cho “Nhà nước Hồi giáo”
Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên viên nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Hà Nội, PGS-TS Vũ Quang Hiển đề cập tới sự kiện tháng Năm 2016, các nước trong khu vực tiến hành cuộc tập trận chống khủng bố — lớn nhất trong lịch sử ASEAN. Điều đó chứng tỏ nỗ lực của các quốc gia trong quyết tâm ngăn chặn các cuộc tấn công khủng bố. Mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia đã kêu gọi Singapore, Việt Nam và các nước trong khu vực tham gia tích cực hơn nữa vào  hoạt động chống khủng bố chung.

Ban lãnh đạo các nước Đông Nam Á cũng bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về tình hình đáng báo động trước nguy cơ gia tăng ảnh hưởng chính trị của "Nhà nước Hồi giáo" trong khu vực, nơi có khoảng 15% tổng số tín đồ Hồi giáo của toàn thế giới. Sẽ không khó đoán về toan tính và ý tưởng tôn vinh chủ nghĩa Hồi giáo ở đây. Mục đích của các phần tử cực đoan là tạo ra các hình thái quốc gia Hồi giáo thống trị toàn cõi Đông Nam Á bằng cách liên kết cố gắng của những nhóm Hồi giáo ở các nước khác nhau: Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei, Philippines. Không ngẫu nhiên mà Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia bày tỏ hy vọng rằng các nước Đông Nam Á, đặc biệt là các nước Hồi giáo, sẽ đẩy mạnh nỗ lực để chặn đứng đà phát triển sự kiện theo chiều hướng nguy hiểm như vậy.

PGS-TS Vũ Quang Hiển cũng nhắc  rằng hồi cuối năm ngoái, chỉ huy lực lượng vũ trang Indonesia đã công bố về hiện diện  căn cứ của các phần tử cực đoan ở đảo Mindanao miền nam Philippines, một lần nữa cho thấy hệ thống an ninh ở Đông Nam Á đang bị đe dọa thế nào trước ảnh hưởng của các nhóm khủng bố. Điều này càng bức xúc hơn với Philippines, Indonesia, Malaysia, cũng như Thái Lan. Chẳng hạn, ở miền nam Philippines có nhóm khủng bố "Abu Sayyaf" giống như một chân rết  của "Al-Qaeda" Afghanistan nhưng tuyên thệ trung thành với IS ở Iraq và Syria. Đây là một trong những nhóm cực đoan đầu tiên trong khu vực,  có "thâm niên" hoạt động từ những năm 1990-1991. Nhóm này khét  tiếng với cuộc tàn sát các tín đồ Kitô giáo địa phương hồi năm 2001. Năm 2005, "Abu Sayyaf" gây ra ba vụ nổ cùng lúc ở ba thành phố: Manila, General Santos và Davao, giết chết ít nhất 8 người và làm bị thương 150 người. Tiếp đó là vụ nổ năm 2007, bắt con tin (người Philippines, Canada và Na Uy) trong tháng Chín 2015, các chiến binh đòi khoản tiền chuộc lớn tới hơn 6 triệu USD. Tháng Ba 2016 những phần tử Hồi giáo từ nhóm này lại bắt thủy thủ Indonesia làm con tin để đòi tiền chuộc, và vào đầu năm nay, bắt giữ công dân Thái Lan. Những thí dụ mà chuyên gia liệt kê chứng tỏ rằng bọn khủng bố ở Đông Nam Á đang hành động ngày càng ráo riết hơn và trắng trợn hơn. Vào đầu năm 2017, ngay tại trung tâm Jakarta  đã xảy ra cuộc tấn công khủng bố lớn sử dụng thiết bị nổ nhằm chống lực lượng an ninh và người nước ngoài.

"Tuy nhiên, sẽ không chính xác nếu cho rằng chủ nghĩa khủng bố đang đe dọa chỉ những nước có đông cư dân theo đạo Hồi như Philippines, Indonesia và Thái Lan… Các quốc gia như Lào hay Campuchia cũng có thể rơi vào tầm ngắm của bọn khủng bố. Thậm chí cả Việt Nam, suốt trong thời gian dài lâu nổi bật là đất nước hòa bình và ổn định trong khu vực, trở thành khu du lịch tầm quốc tế, cũng không phải là đã được bảo đảm hoàn toàn trước nguy cơ khủng bố Hồi giáo. Điều đó cần được nhận thức rõ để dành chú ý củng cố an ninh xã hội. Và tại Việt Nam, công tác này đang được xúc tiến một cách kỹ lưỡng và nhất quán theo tất cả các hướng", — PGS-TS Vũ Quang Hiển cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала