Khi nào tiền giấy Việt Nam giảm bớt chuỗi số “0”?

© Depositphotos.com / Jamwayđồng Việt Nam
đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lịch sử quan hệ Việt-Trung và triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với EAEU, sự cần thiết phá giá VNĐ và những vấn đề của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, đóng góp kiều hối cho phát triển kinh tế trong nước và các hoạt động đánh bắt cá trái phép...

Đây chỉ là một số chủ đề liên quan đến Việt Nam trong các phương tiện truyền thông quốc tế trong tuần này. Sau đây là chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Đà Nẵng, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam - nước cuối cùng gia nhập câu lạc bộ “các con hổ Châu Á”?
Lần này trong mục điểm báo đa số bài viết liên quan đến nội dung kinh tế bởi vì trong tuần qua các bài thú vị nhất về Việt Nam trên báo chí nước ngoài và các phương tiện truyền thông tiếng Anh của Việt Nam  đều nói về nội dung này. Nhưng, mở đầu mục điểm báo là một bài viết về nội dung chính trị đăng tải trên tờ Asia Times  về lịch sử phức tạp của mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Sau khi phân tích tình hình hiện nay, đặc biệt là mối quan hệ trong tam giác Hà Nội-Bắc Kinh-Washington, các tác giả bài báo rút ra kết luận:

"Việt Nam đã tìm cách cân bằng quan hệ kinh tế với cả hai cường quốc. Hiện nay, nhiệm vụ của ban lãnh đạo Việt Nam là củng cố và nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế thị trường toàn cầu mà không xa lánh hai đối tác thương mại chính của Hà Nội (Trung Quốc và Hoa Kỳ). Tuy nhiên, người Việt Nam phải đương đầu với những nỗ lực của Washington muốn biến đất nước này thành một bộ phận quan trọng trong chính sách kiềm chế Trung Quốc. Trong quan hệ Việt-Mỹ có một đường đỏ mà Việt Nam không thể vượt qua mà không gây phản ứng tiêu cực từ phía Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã rút ra bài học từ quá khứ và hướng tới tương lai, chắc là họ sẽ thực thi chính sách cân bằng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, sẽ không tham gia vào cuộc đối đầu không thể mang đến cho Việt Nam điều gì tốt đẹp".

Kim ngạch thương mại với Liên minh kinh tế Á-Âu, mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với tổ chức này trong năm 2016, đã  tăng 27%, theo VietNamNet Bridge. Việt Nam quan tâm đến thị trường EAEU với dân số khoảng 183 triệu người, và Nga có nhu cầu về các loại hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, bài báo viết. Việt Nam và EAEU dự định nâng kim ngạch thương mại lên 10 tỷ USD năm 2020. Việc vận chuyển hàng hoá từ Đông Nam Á bằng đường sắt có thể giúp giải quyết nhiệm vụ này, và Nga sẵn sàng cung cấp dịch vụ này.

Tp. Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có thể trở thành "Thung lũng Silicon" của Đông Nam Á?
Tiền tệ là máu của nền kinh tế. Theo Asia Times, giá trị Việt Nam đồng là hầu như thấp nhất trên thế giới. Vào thời điểm viết báo cáo, tỷ giá hối đoái của Việt Nam đồng so với USD là 22.788 VND đổi 1 USD. Tỷ giá thấp hơn chỉ có ở Iran, nơi 1 USD là khoảng 34. 000 đồng rial. Không có nơi nào khác trên thế giới ngoại trừ Việt Nam, mà bạn có thể nhận được nửa triệu đồng 1 tờ, tạp chí viết và nhận xét rằng, chắc là sẽ tốt hơn nếu giảm bớt số "0" trên tiền giấy. "Nếu Việt Nam muốn duy trì sự thành công kinh tế và có kỳ vọng trở thành một "Thung lũng Silicon" của ASEAN, thì đã đến lúc để suy nghĩ về việc phá giá VNĐ", tác giả kết luận.

Nối tiếp đề tài tiền tệ là một bài viết trên tờ VietNamNet Bridge về kiều hối gửi về Việt Nam. Bây giờ lượng kiều hối chuyển về chiếm 7% GDP của Việt Nam. Theo báo cáo của các cơ quan tài chính, 70% lượng kiều hối được đầu tư vào các dự án kinh tế, hơn 21% được đầu tư vào thị trường bất động sản và 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, sức khỏe và giáo dục.

Việt Nam là một trong những nhà cung cấp cá lớn nhất cho châu Âu. Nhưng tình huống này đang bị đe dọa. EU News cho biết rằng,  EU đã cảnh báo "thẻ vàng" với thủy sản Việt Nam vì không nỗ lực ngăn chặn nạn đánh bắt cá trái phép, các tàu của Việt Nam vi phạm quy định quốc tế ở vùng biển các quốc gia láng giềng, kể cả các quốc đảo đang phát triển ở Thái Bình Dương. Là nhà nhập khẩu cá lớn nhất trên thế giới, EU không muốn làm bên dính líu đồng lõa với việc đánh bắt cá trái phép và không muốn để hải sản như vậy tiếp cận thị trường châu Âu.

Ùn tắc giao thông ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Liệu VinFast có thể được gọi là dòng xe ô tô riêng của Việt Nam?

Một vấn đề kinh tế khác được thảo luận trên tờ The Straits Times. Các chuyên gia cho rằng, sau 5 năm nữa Việt Nam sẽ cạn kiệt cát xây dựng do khai thác tràn lan. Hiện tại, Việt Nam cần khoảng 100 triệu mét khối cát hàng năm cho các dự án xây dựng, ngoài ra nước này xuất khẩu cát từ đáy sông ra nước ngoài. Cách thoát khỏi tình trạng này là lệnh cấm xuất khẩu cát và lệnh cấm sản xuất cát nhân tạo từ các nguồn vật liệu sẵn có như đá.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng một bài viết trên Nhan Dan Online. Người dân Việt Nam nâng cao mức sống và chuyển dần từ xe máy sang ô tô. Nhưng, ngành công nghiệp ô tô chưa phát triển đầy đủ trong nước, Việt Nam phải nhập khẩu 75-80% linh kiện ô tô, kết quả là chi phí sản xuất ôtô tại Việt Nam đang tăng lên. Trong bối cảnh này Việt Nam khó có thể cạnh tranh với các nước khác trong khu vực. Tác giả bài báo đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để giải quyết vấn đề này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала