Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".
Cũng ấn bản này nói về việc đấu giá cổ phiếu công ty sản xuất bia lớn nhất tại Việt Nam Sabeco, đã thu hút được sự quan tâm từ 15 nhà đầu tư nước ngoài lớn, trong đó có Asahi và Anheuser-Busch. Tại phiên đấu giá, dự kiến vào ngày 18 tháng 12, nhà nước hy vọng sẽ thu được không ít hơn 4,8 tỷ USD.
Còn hãng tin Reuters thông báo công ty dầu khí nhà nước PetroVietnam Oil Corp có kế hoạch chào bán công khai lần đầu tiên 20% cổ phần vào tháng Một với mục đích — thu được ít nhất 122 triệu USD. Việc bán ra là một phần của chương trình tư nhân hóa rộng lớn hơn nhằm loại bỏ và cải thiện hiệu quả của hàng trăm doanh nghiệp nhà nước, cung cấp kinh phí để trang trải các khoản nợ công và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, tờ báo viết.
Forbes đã dành một bài báo về việc ra mắt cơ sở sản xuất xe hơi đầu tiên của Việt Nam, công ty Vinfast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.
"Chúng tôi có một niềm đam mê để tạo ra một thương hiệu xe hơi Việt Nam có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chúng tôi cũng muốn phát triển ngành công nghiệp, có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp khác tại Việt Nam "- ấn bản dẫn lời ông Vượng.
Trên 335 ha sẽ xây dựng 5 nhà máy. Đã tạo ra 20 mẫu xe để thăm dò ý kiến trong nhân dân, và có 62.000 người tham gia. Hai mẫu xe sedan và SUV phổ biến nhất đã được lựa chọn để sản xuất và bán ra trong vòng 24 tháng tới.
Việt Nam thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nước châu Âu. Điều này được chứng minh bằng chuyến viếng thăm đất nước của Tổng thống Ba Lan và phái đoàn các Doanh nhân Ý. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda gọi Việt Nam là một trong năm thị trường đầu tư và xuất khẩu hứa hẹn nhất của Ba Lan trên thế giới.
Theo ấn bản của Ý Il Sole 24 Ore, người Ý có ý định cung cấp thiết bị của mình cho ngành công nghiệp xuất khẩu Việt Nam để xác lập thương hiệu "Made in Italy" tại khu vực Đông Á phát triển nhanh chóng này.
New York Times dành một trang viết về mạng xã hội tại Việt Nam. Việt Nam có tỷ lệ sử dụng mạng xã hội cao nhất trong số các nước có thu nhập bình quân đầu người tương đương. Với dân số 96 triệu người ở đây có khoảng 52 triệu tài khoản Facebook đang hoạt động. Để giữ gìn an ninh quốc gia, chính phủ đã đề xuất áp dụng một đạo luật mà các công ty nước ngoài khổng lồ về công nghệ cao như Google, Facebook, và Skype, cần phải đặt văn phòng và máy chủ dữ liệu tại Việt Nam. Điều này gây ra báo động trong những người sử dụng. Còn các nhà lập pháp Việt Nam lo ngại khi thông qua luật này, họ phải cân bằng giữa an ninh quốc gia và lợi ích kinh doanh.
VietNamNet Bridge viết về những bất đồng của xã hội với kế hoạch của Bộ giáo dục và đào tạo dành 12 nghìn tỷ đồng để đào tạo 9000 tiến sỹ. "Ở Việt Nam, không có những tiến sỹ thực sự, nhưng chúng ta thừa thãi "tiến sỹ giấy", ấn phẩm dẫn lời của một chuyên gia. Một ấn phẩm tiếng Pháp, The Conversation FR thì chia sẻ vấn đề của sinh viên tốt nghiệp các trường đại học Việt Nam không thể tìm được việc làm, vì chương trình đào tạo không phù hợp với nhu cầu thực tế.
Phần cuối của bài điểm tin - các tin tức về kiến trúc, chứng tỏ cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam. Tại hai thành phố lớn Việt Nam xuất hiện những tòa nhà độc đáo. Đó là tổ hợp gồm ba tòa nhà chọc trời Empire City tại thành phố Hồ Chí Minh, và khách sạn mới sang trọng Four Seasons ở trung tâm thủ đô Hà Nội, gần Hồ Hoàn Kiếm.