Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.
Vào tuần này phần lớn bài viết về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài dành cho các vấn đề kinh tế. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên: Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và đang thu hút nhiều sự quan tâm cả ở phương Tây và phương Đông.
Tờ báo có uy tín Financial Times ghi nhận thành công của ngành ngân hàng Việt Nam, mà mới gần đây ngành này đã được coi là mắt xích yếu nhất trong nền kinh tế. Nỗ lực của Ngân hàng Phát triển Châu Á nhằm kích thích thị trường thu nhập cố định ở Đông Nam Á đang hướng tới Việt Nam, vì nước này đã đạt được tiến bộ lớn trong lĩnh vực tài chính, vì các ngân hàng của Việt Nam cho vay dài hạn, làm việc với trái phiếu công trình và những trái phiếu khác cho năm tới. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư quốc tế bởi vì chính quyền khuyến khích đầu tư ra nước ngoài thông qua những thay đổi về thuế và lệ phí, tạo ra các công cụ bảo hiểm rủi ro và tiết lộ những thông tin cá nhân, tờ báo viết.
Nhưng có một trở ngại lớn cản đường phát triển vũ bão của nền kinh tế Việt Nam. Đây là cơ sở hạ tầng giao thông đang phát triển chưa đầy đủ và chậm chạp, tờ Asia Times viết. Để xây dựng các đường cao tốc mới, các tuyến đường sắt và sân bay, theo ước tính của ADB, kể từ năm 2030 Việt Nam cần có 480 tỷ USD. Có chú ý đến khoản nợ công lớn, chính phủ Việt Nam sẽ vấp phải rủi ro nếu vay vốn khổng lồ cho các mục đích này. Bài báo viết về những vấn đề và khó khăn trong việc xây dựng các tuyến metro tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mà hệ thống tàu điện ngầm được coi là phương tiện duy nhất để hạn chế xe cá nhân. Việc xây dựng tuyến metro tại thành phố Hồ Chí Minh đã bắt đầu vào năm 2010, và bảy năm sau thời gian hoàn thành dự án vẫn còn xa, trong khi đó chi phí đầu tư dự án đã tăng gấp đôi do lạm phát, VNĐ mất giá và giá đất tăng nhanh. Công chúng Việt Nam không còn tin vào dự án metro Hà Nội, các nhà thầu Trung Quốc thực hiện dự án này từ năm 2011đã mất tín nhiệm vì đã xảy ra nhiều sự cố trong quá trình xây dựng. Theo tác giả bài báo, để giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng, Việt Nam nên chuyển sang thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư rất phổ biến ở các khu vực khác của châu Á, nhưng vẫn chưa phát triển tại Việt Nam.
"Rất ít người ở Việt Nam rơi nước mắt tiếc thương các quan chức cao cấp bị bắt giữ. Nhưng, các quan chức cấp thấp và cảnh sát bị tham nhũng vẫn là một yếu tố trong cuộc sống Việt Nam".
Các công nghệ thông tin là một trong những lĩnh vực hàng đầu thu hút và sử dụng tài năng trẻ Việt Nam. Tờ South China Morning Post viết về tác giả ứng dụng Zalo Ads của Việt Nam thách thức Whatsapp — ông Vương Quang Khải. Bí mật sự thành công của Zalo và con đường dẫn tới sự thịnh vượng là việc thích nghi với môi trường địa phương, tác giả bài báo viết.
Còn các hãng hàng không Việt Nam đang khan hiếm phi công người Việt. Ví dụ, Vietnam Airlines đã dự kiến rằng, trong năm 2010 trong đội ngũ phi công của công ty sẽ có 80% phi công người Việt, nhưng, trong năm 2017 chỉ đạt được chỉ số 49%, theo Flightglobal. Việt Nam không phải là nước duy nhất đang phải đối mặt với vấn đề này, toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng có vấn đề thiếu phi công. Đây là một vấn đề toàn cầu của ngành hàng không dân dụng.
Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng một bài viết về tính hào hiệp và sự trợ giúp lẫn nhau. ABC Online viết về một nhóm sinh viên từ Queensland, Australia, đã tạo ra thiết bị trò chơi giúp phục hồi chức năng cho trẻ em Việt Nam — các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam.