Kỷ lục kỳ diệu và phi thường của Anh hùng phi công Lâm Văn Lích

© Ảnh : SohaPhi công Lâm Văn Lích năm 1966.
Phi công Lâm Văn Lích năm 1966. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Có lẽ chưa có một phi công nào trên thế giới có thể lập nên một kỷ lục kỳ diệu và phi thường như Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích (Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923): lái máy bay MIG 17 trong đêm tối trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, chưa đầy 2 phút đã bắn hạ hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ…

Điện Biên Phủ - Sputnik Việt Nam
Tự hào chiến thắng vĩ đại “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"
Ông không nằm trong top 16 phi công tài giỏi của Không quân Nhân dân Việt Nam được Không quân Hoa Kỳ xếp hạng "ách" (Ace), từng là nỗi kinh hoàng, khiếp sợ của những phi công thiện chiến của Mỹ tại những cuộc không chiến ở Việt Nam như:

Nguyễn Văn Cốc, Trần Hanh, Phạm Ngọc Lan, Phạm Thanh Ngân, Nguyễn Hồng Nhị, Nguyễn Văn Bảy, Nguyễn Đức Soát, Lê Thanh Đạo, Mai Văn Cường…

Nhưng có lẽ chưa có một phi công nào trên thế giới có thể lập nên một kỷ lục kỳ diệu và phi thường như Đại tá, Anh hùng phi công Lâm Văn Lích (Nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn 923): lái máy bay MIG 17 trong đêm tối trên bầu trời tỉnh Hòa Bình, chưa đầy 2 phút đã bắn hạ hai máy bay AD-6 của Không lực Mỹ…

Ông là một Anh hùng ít được báo chí đề cập, vì ông không thích ồn ào. Nhờ cơ duyên hay la cà với Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy mà tôi có nhiều dịp được gặp ông lúc sinh thời. Ông có nụ cười đẹp lão, rất tươi và thân thiện.

© Ảnh : sohaĐại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi chuyện Anh hùng Lâm Văn Lích tại Đại hội Anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc đầu năm 1967
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi chuyện Anh hùng Lâm Văn Lích tại Đại hội Anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc đầu năm 1967 - Sputnik Việt Nam
Đại tướng Võ Nguyên Giáp hỏi chuyện Anh hùng Lâm Văn Lích tại Đại hội Anh hùng, chiến sỹ thi đua toàn quốc đầu năm 1967

Một buổi chiều tháng 8, cách nay gần 4 năm, Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 tổ chức họp mặt truyền thống lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, tại CLB Không quân trên đường Thăng Long, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Mỹ ném bom Việt Nam (lưu trữ) - Sputnik Việt Nam
Sai lầm chiến lược khiến Mỹ thảm bại trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không"
Đại tá, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy (Bảy A) rủ tôi chở ông đi cùng. Có 4/14 cá nhân là Anh hùng LLVTND của Trung đoàn hiện còn sống và tham dự buổi họp mặt này, trong đó có Đại tá Lâm Văn Lích.

Anh hùng phi công Lâm Văn Lích sinh năm 1932, tại xã Định Thành, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu (nay là xã Tắc Vân, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Năm 13 tuổi ông đã làm giao liên cho cách mạng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc tiếp tục học tập và đứng trong lực lượng quân đội.

Cuối năm 1960, ông cùng nhiều đồng đội được tuyển chọn học huấn luyện lái máy bay chiến đấu suốt 4 năm tại Trung Quốc, chuẩn bị cho việc xây dựng lực lượng Không quân Việt Nam.

Về nước năm 1964, ông phục vụ tại Trung đoàn Không quân 921 Sao Đỏ anh hùng. Năm sau, 1965, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam một số máy bay tiêm kích MIG 21. Ông cùng 16 phi công khác lại được tuyển chọn sang Liên Xô huấn luyện điều khiển loại máy bay này.

Thời điểm đó, Không quân đã có Trung đoàn Không quân 923 Yên Thế chuyên sử dụng MIG 17, còn Trung đoàn Không quân 921 Sao Đỏ sử dụng máy bay tiêm kích MIG 21 chuyên về đánh đêm.

Máy bay ném bom Mỹ F105 Thunderchief thả bom xuống miền Bắc Việt Nam - Sputnik Việt Nam
“Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”: Bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam là đây!
Đế quốc Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh đánh phá miền Bắc. Máy bay của Không quân Việt Nam còn ít, rất mỏng về số lượng, lạc hậu về kỹ thuật, vũ khí nhưng những phi công Việt Nam đã tỏ rõ ý chí, sức mạnh thần kỳ trong cuộc đối đầu với kẻ thù to lớn, vũ khí hiện đại hơn gấp trăm lần.

Đã có nhiều trận không chiến điển hình "có một không hai" trên bầu trời miền Bắc khiến cho Không quân Mỹ kinh hoàng, khiếp sợ. Trong đó có trận đánh trong lần xuất kích trận đầu tiên với MIG 17 của phi công Lâm Văn Lích trên bầu trời Hòa Bình vào đêm 3-2-1966.

Trong cuộc gặp mặt, Anh hùng Lâm Văn Lích luôn lảng tránh đề cập về mình, luôn chỉ tay về phía người bạn già là Đại tá, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy rồi cười nói: "Ông Bảy lúa này mới xứng danh anh hùng phi công với 7 lần cất cánh MIG 17 hạ gục đúng 7 chiếc máy bay Mỹ"… Các "ông già phi công" không dễ "bỏ qua" cho đồng đội.

Đại tá, Anh hùng Nguyễn Văn Bảy tiếp chuyện ngay: "Nhưng chỉ có một mình ông là "siêu nhân phi công", xuất kích lần đầu, hạ một lúc 2 máy bay AD-6 của Mỹ chưa đầy 2 phút". Rồi cả hai cùng vỗ vai nhau cười ha hả sảng khoái khiến cả phòng tiệc thêm rôm rả, tưng bừng.

Nhiều người nhấc ghế, ngồi vây kín 2 vòng quanh bàn tiệc để nghe nguyên Trung đoàn trưởng Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 kể lại chuyện xuất kích lần đầu, bắn rơi 2 máy bay Mỹ năm xưa.

…Đêm đó, Trung đoàn tổ chức mừng sinh nhật Đảng ngày 3-2-1966 nên mọi người tập trung hết lên hội trường làm lễ. Còn Lâm Văn Lích và một số cán bộ, chiến sĩ chuyên gia kỹ thuật khác thì đang ca trực ban, với tinh thần sẵn sàng chiến đấu.

Bỗng Sở chỉ huy báo động có máy bay địch đang xâm phạm vùng trời. Các bộ phận chuyên môn tác chiến khẩn trương chuẩn bị mọi thứ cho MIG 17 xuất kích.

Những người lính vượt sông trong Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Toàn cảnh Trận "Điện Biên Phủ trên không" tháng 12 năm 1972
Phi công Lâm Văn Lích cũng rất hồi hộp, chạy như bay đến MIG 17 leo nhanh vào buồng lái, nhận lệnh chuyển cấp, nổ máy khởi động chờ lệnh xuất kích trận đầu tiên của MIG 17 đánh đêm. Chuyến xuất kích mang nhiều ý nghĩa nên trách nhiệm và tâm lý khá nặng nề.

Đài Chỉ huy mặt đất thông báo, máy bay địch từ biển Đông đang bay vào vùng trời tỉnh Hòa Bình, có thể sẽ đánh phá đường 15A đoạn Suối Rút — Quan Hóa và đường 21A đoạn Hòa Bình — Tân Lạc.

Do bay đêm phải tuyệt đối giữ bí mật, nên Sở Chỉ huy mặt đất dẫn bay bằng tín hiệu rada trên màn hình buồng lái, nhưng chỉ khi đến cận mục tiêu mới được mở rada quan sát, tránh địch phát hiện. Nếu là đánh ban ngày, bằng mắt thường phi công có thể phát hiện máy bay địch trong cự ly 10km, nhưng bay đêm tất cả lệ thuộc vào đèn chiếu và rada.

Khi bay lên độ cao khoảng 3.000m, đến vùng trời tỉnh Hòa Bình thì Sở Chỉ huy cho phi công lấy độ cao trên 4.500m, vòng sang hướng trái để sẵn sàng tấn công bọn cường kích của địch đang hoạt động trên vùng trời Tân Lạc — Suối Rút.

Lúc này, Lâm Văn Lích vẫn không mở rada để giữ bí mật, nghe đài chỉ huy hướng dẫn bám sát sau lưng mục tiêu. Khi bay qua vùng trời Mộc Châu (Sơn La), ông nhận thông báo từ Sở Chỉ huy: máy bay địch đang ở cự ly khoảng 8km, Lâm Văn Lích mới bật màn hình rada theo dõi.

Ông tăng tốc đuổi theo máy bay địch, đưa mục tiêu vào trong thước ngắm cách 5.000m. Ông bám sát cho đến khi chỉ còn 800m, rồi thu ngắn còn 400m chuẩn bị bóp cò, thì bỗng dưng mục tiêu trên màn hình rada chao đảo, hỗn loạn rồi chấm sáng vụt biến mất.

Tiêm kích MiG-21 của Không quân Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Đi tìm đáp án cho câu hỏi: Làm thế nào MiG-21 của Phạm Tuân, Vũ Xuân Thiều hạ được B-52?
Lúc này, chuông báo động và đèn báo hiệu nguy hiểm về nguy cơ hai máy bay sắp va chạm nhau vang lên trong buồng lái. Tiếng gọi tử thần buộc phi công phải xử lý nhanh trong tích tắc: một là sẵn sàng hy sinh cảm tử lao vào máy bay địch hoặc bấm nút bung dù thoát thân…

Trong tích tắc mỏng manh sinh tử ấy, phi công Lâm Văn Lích rất bình tĩnh nhìn ra bầu trời đêm quan sát thì phát hiện: ngay bên dưới cánh bay của MIG 17, là một máy bay địch với khoảng cách rất gần.

Do ông tăng tốc quá nhanh, hai máy bay ta và địch đã bằng vận tốc nhau, mà ông lại ở trên cao, không bật đèn nên phi công địch và rada không phát hiện. Một ý nghĩ táo bạo vụt lóe ra trong đầu.

Ông liền cho máy bay chậm lại, hạ độ cao ngang nhau và chuẩn bị nổ súng tiêu diệt mục tiêu. Khi cho máy bay hạ độ cao khoảng 10m và tụt xuống phía sau, máy bay địch trong tầm ngắm lý tưởng chuẩn bị nhả đạn, thì có một luồng khí cực mạnh của động cơ phản lực địch phụt ra sau khiến máy bay ông lắc lư, chao đảo.

Máy bay của ông rơi tự do, hạ độ cao xuống khoảng 4.000m, khiến ông quay cuồng đột ngột, choáng váng, va đầu vào buồng lái, tưởng như máy bay mình đã bị trúng đạn.

Nhưng không phải… Ông định thần và nhận diện phương hướng, điều khiển máy bay tiếp tục tăng tốc, ngoi lên, quan sát màn hình rada thì phát hiện 2 máy bay địch đang bay ở phía trước với cự ly khoảng 3km, nhờ chúng phát tín hiệu đèn nhấp nháy thông báo cho nhau khoảng cách để chuyện trò bằng tín hiệu, tránh va chạm.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ báo cáo phương án tác chiến đánh B-52, năm 1972 - Sputnik Việt Nam
Cuộc đấu cân não và tiêm kích MiG-21 lần đầu tìm diệt B-52
Cơ hội vàng đã đến. Phi công Lâm Văn Lích cùng MIG 17 không bật đèn, lầm lũi phía sau lưng chúng và lập tức tăng tốc tiếp cận. Khi khoảng cách còn 600m, Lâm Văn Lích ngắm mục tiêu giữa hai ánh đèn đuôi, cánh nhấp nháy của chiếc máy bay bên trái bóp cò…

Luồng đạn trúng đích, máy bay địch nổ tung trên bầu trời, vụt lên một quầng lửa sáng khổng lồ, quay cuồng, tả tơi trong màn đêm tối mịt.

Chiếc máy bay địch bên phải thấy đồng bọn bị tiêu diệt nên rất kinh hoàng, hoảng hốt quay đầu chạy trốn, nhưng vẫn bật đèn tín hiệu… Phi công Lâm Văn Lích nghiêng cánh MIG 17 bay vòng, tăng hết tốc lực đuổi theo.

Khi áp sát mục tiêu trong tầm ngắm, một lần nữa Lâm Văn Lích lại bóp cò nhả đạn pháo thẳng vào buồng lái máy bay địch khiến máy bay chúng nổ tung. Thêm một quầng lửa đỏ rực trên bầu trời đêm tối ở phía Tây tỉnh Hòa Bình rơi xuống đất.

Lâm Văn Lích quay một vòng, đảo qua ngắm hai chiếc máy bay địch hóa thân thành hai cột lửa đỏ rồi thông báo về Sở Chỉ huy để hạ cánh xuống sân bay quân sự. Máy bay địch liền xuất hiện truy đuổi tấn công Lâm Văn Lích, nhưng khó phát hiện ra MIG 17.

Trận địa Phòng không mặt đất của ta cũng đang quay nòng pháo cao xạ, sẵn sàng bắn chặn để MIG 17 thoát hiểm trở về an toàn. Bọn địch rất sợ phòng không nên không dám truy đuổi.

Vì quá vui mừng, quên bật đèn phát tín hiệu xin hạ cánh xuống đường băng nên máy bay của Lâm Văn Lích đã làm cho mặt trận phòng không khu vực Nội Bài căng thẳng một phen.

Hai chiếc máy bay AD-6 của Hải quân Mỹ đã tan xác trên bầu trời Hòa Bình trong vòng chỉ chưa đầy 2 phút bằng MIG 17 do phi công Lâm Văn Lích cầm lái, trở thành một kỳ tích. Đồng chí Chính ủy Đặng Tính và Sở Chỉ huy, đồng đội lao ra thang máy bay, ôm chầm lấy Lâm Văn Lích với niềm vui dâng trào…

Với chiến công tiêu biểu, phi thường đó, ngày 1-1-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân cho phi công Lâm Văn Lích.

Đây là một vinh dự lớn lao trong cuộc đời binh nghiệp của ông. Ngoài chiến công vang dội trên, phi công Lâm Văn Lích cùng đồng đội còn bắn hạ máy bay F-4C ngày 12-8-1967, máy bay F-105D ngày 25-10-1967…

Nguồn: Công an Nhân Dân

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала