Những vấn đề “nóng” nhất Việt Nam năm 2017

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamÔng Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM.
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Một năm "lò nóng, củi tươi cũng phải cháy" của công cuộc phòng chống tham nhũng; một năm các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra và bị xử lý nghiêm khắc; một năm BOT gây nhiều phản ứng từ người dân... Đó có thể coi là những sự kiện nóng của năm 2017.

"Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy"

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Việc bắt ông Đinh La Thăng là quyết tâm chính trị rất lớn của Việt Nam
Phòng chống tham nhũng năm 2017 không chỉ được thể hiện bằng những phát biểu đanh thép của những người đứng đầu Đảng, Nhà nước mà còn thể hiện qua hành động cụ thể. Chủ trì phiên họp lần thứ 12 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng — Trưởng Ban Chỉ đạo, khẳng định: Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không phải lẻ mẻ từng vụ, từng việc mà bây giờ đã thành phong trào, thành một xu thế, làm có bài bản, phân công cơ quan nào làm, kết quả thế nào, bao giờ xong.

"Khi tiếp xúc cử tri, tôi hay nói: Cái lò đã nóng lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công", Tổng Bí thư nhấn mạnh.

© AP Photo / Doan TanNguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm
Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm - Sputnik Việt Nam
Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm

Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. - Sputnik Việt Nam
Ai bao che cho ông Đinh La Thăng?
Khi "lò đã nóng", công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, đó là không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Theo đó, hàng loạt các tập thể, cá nhân sai phạm, dù ở bất kỳ cấp bậc nào cũng đã, đang và tiếp tục bị xử lý. Việc ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị khởi tố, bắt tạm giam là một ví dụ chứng minh.

Các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em liên tiếp xảy ra

Điển hình là các vụ: Cháu gái 7 tuổi ở xã Vĩnh Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nghi bị cha ruột và mẹ kế bạo hành dí sắt nung vào người; vụ người giúp việc có hành vi bạo hành "tung hứng" bé gái 2 tháng tuổi ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; hành vi đánh đập trẻ em của bảo mẫu trường mầm non Mầm Xanh tại phường Hiệp Thành, quận 12, TP Hồ Chí Minh; vụ bé gái 20 ngày tuổi nghi bị bà nội sát hại do mê tín dị đoan ở thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa vv…

Trước những vụ việc này, ngày 28/11, Văn phòng Chủ tịch nước đã thông báo ý kiến của Chủ tịch Trần Đại Quang yêu cầu Ủy ban Quốc gia về trẻ em, các bộ, ngành liên quan và các tỉnh, thành tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em; có giải pháp bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện…

Đứa trẻ khóc thét khi bị bạo hành - Sputnik Việt Nam
Đang làm thủ tục khởi tố vụ án bạo hành trẻ kinh hoàng, có đỡ đầu của người trong ngành?
Tiếp đó, ngày 30/11, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ yêu cầu Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố liên quan chỉ đạo các đơn vị chức năng khẩn trương điều tra, làm rõ các vụ việc xâm hại trẻ em, xử lý nghiêm minh. Những tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm chễ hoặc không xử lý các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em cũng phải bị xử lý.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Bộ: Lao động — Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công an và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.

© Ảnh : SohaBé trai 10 tuổi bị bạo hành
Bé trai 10 tuổi bị bạo hành - Sputnik Việt Nam
Bé trai 10 tuổi bị bạo hành

BOT gây phản ứng mạnh trong dư luận

Bắt tay - Sputnik Việt Nam
Cựu lãnh đạo cao cấp của VN đứng sau các dự án BOT là ai?
Chưa bao giờ, chủ đề trạm thu phí giao thông BOT lại làm "nóng" báo chí, dư luận xã hội như năm 2017. Điểm nóng đáng chú ý nhất có lẽ là BOT Cai Lậy (Tiền Giang).

Trạm BOT Cai Lậy được đặt trên Quốc lộ 1 nhằm thu phí hoàn vốn đầu tư tại dự án tuyến đường tránh qua thị xã Cai Lậy và sửa chữa tuyến đường Quốc lộ 1 tại thị xã Cai Lậy.

© Ảnh : Tiền PhongTài xế mang cá tra đến 'cúng' trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa
Tài xế mang cá tra đến 'cúng' trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa - Sputnik Việt Nam
Tài xế mang cá tra đến 'cúng' trạm BOT tuyến tránh Biên Hòa

Cho rằng vị trí đặt trạm thu phí không đúng nên ngay từ thời điểm bắt đầu thu phí (tháng 8/2017), người dân đã phản ứng bằng cách trả phí bằng tiền lẻ có mệnh giá thấp. Việc này dẫn đến ùn tắc giao thông cuối cùng phải tạm dừng thu phí 3 tháng.

Từ Thị Bích Nguyệt, Phó tổng giám đốc 9X của BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp. - Sputnik Việt Nam
Những sếp 9X của các dự án BOT nghìn tỷ ở Việt Nam
Đến ngày ngày 30/11 khi trạm BOT này thu phí trở lại, hiện tượng tài xế dùng tiền lẻ lại diễn ra dẫn đến ùn tắc. Trước lùm xùm tại trạm thu phí này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng thu phí 1 tháng để ngành giao thông có phương án xử lý.

Không chỉ BOT Cai Lậy, năm 2017 ghi nhận việc người dân phản đối ở hàng loạt trạm thu phí BOT như trạm thu phí Tam Nông (Phú Thọ), trạm thu phí BOT Cầu Rác (Hà Tĩnh), BOT cầu Bến Thủy (Nghệ An), BOT Quốc lộ 5…

Người dân Đồng Tâm bắt giữ trái phép 38 cán bộ, chiến sỹ công an

Vụ việc bắt nguồn từ khiếu kiện đất đai kéo dài nhiều năm và trở thành điểm nóng. Người dân Đồng Tâm thì cho rằng, trong số diện tích đất mà Bộ Quốc Phòng giao cho Tập đoàn Viettel có phần đất nông nghiệp (tại khu đồng Sênh) thuộc về xã Đồng Tâm. Trong khi đó, chính quyền cho rằng, do sự buông lỏng quản lý của địa phương nên người dân đã lấn chiếm, sử dụng đất quốc phòng. Từ cuối năm 2016, khi hoạt động giải phóng mặt bằng khu đồng Sênh được triển khai thì người dân phản đối dữ dội.

Xác minh vụ tài xế đấm cảnh sát giao thông sau tai nạn - Sputnik Việt Nam
Xác minh vụ tài xế đấm liên tiếp vào cảnh sát giao thông sau tai nạn (Video)
Ngày 30/3, Công an TP Hà Nội ra quyết định khởi tố vụ án "Gây rối trật tự công cộng"; Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng) ra quyết định khởi tố vụ án "Chống người thi hành công vụ" và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai".

Ngày 15/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.

Ngay sau đó, tình hình trở nên phức tạp hơn khi một số công dân xã Đồng Tâm tập trung đông người bao vây, giữ trái phép 38 người, gồm cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ công an, sau đó giữ họ tại Nhà văn hóa thôn Hoành.

Những ngày sau đó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung về huyện Mỹ Đức để đối thoại với bà con, sự việc mới dần được giải quyết.

Thiên tai lũ quét lịch sử

Côn Đảo - Sputnik Việt Nam
Bão cường độ lớn nhất tấn công Nam Bộ, có thể di dời 500.000 dân
Chỉ trong vòng 5, 6 ngày (từ 9/10 — 14/10) mưa lớn kéo dài dẫn đến lũ quét và sạt lở đất đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ. Trong đó Yên Bái và Hòa Bình là hai địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Theo thống kê, trận mưa lũ lịch sử đã làm 68 người chết, 34 người mất tích, 32 người bị thương, 46.117 căn nhà bị sập…

Ngay khi mưa lũ lịch sử tại miền Bắc và Bắc Trung Bộ đi qua thì Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lại phải gánh chịu hậu quả cơn bão số 12. Theo ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, bão số 12 là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm đã đổ bộ vào nước ta, gây thiệt hại nặng nề về người, cơ sở hạ tầng và sản xuất kinh doanh. Bão số 12 đã làm 107 người chết, 16 người mất tích và 342 người bị thương, hơn 165.000 ngôi nhà bị ảnh hưởng, trong đó hơn 3.500 nhà bị thiệt hại hoàn toàn.

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamCô gái Việt chạy xe trên con đường trống rỗng trong cơn bão “Doksuri”.
Cô gái Việt chạy xe trên con đường trống rỗng trong cơn bão “Doksuri”.  - Sputnik Việt Nam
Cô gái Việt chạy xe trên con đường trống rỗng trong cơn bão “Doksuri”.

Bộ NN&PTNT cho biết, năm 2017, Việt Nam phải hứng chịu 16 cơn bão với những thiệt hại nặng nề về người và tài sản (375 người chết và mất tích, 636 người bị thương, tổng thiệt hại về cơ sở vật chất khoảng 51.590 tỷ đồng).

Theo: Gia đình và Xã hội

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала