Bí quyết của “điều kỳ diệu” Việt Nam

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhà máy ô tô Ford, Việt Nam
Nhà máy ô tô Ford, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam và những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam, mối quan hệ với Trung Quốc và Indonesia, vấn đề "nước" và vấn đề "rác thải" ở Việt Nam, nguy cơ "cuộc chiến cá" với Hoa Kỳ và những bài học Syria có thể rút ra từ chiến tranh Việt Nam...

Đây chỉ là một số trong những chủ đề báo chí và thông tin về Việt Nam trên những phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua. Chúng tôi gửi tới bạn đọc chuyên mục "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

TP HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM - Sputnik Việt Nam
Trở ngại chính cản đường phát triển vũ bão của Việt Nam
Các phương tiện truyền thông nước ngoài đang nhiều bài viết khen ngợi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam. "Ở Việt Nam đang hình thành tầng lớp trung lưu với sức mua ngày càng tăng. Một quốc gia trước đây chỉ xuất khẩu dầu thô, cà phê và giày dép đang trở thành một trung tâm sản xuất của những công ty lớn, ví du như Samsung Electronics Co, Bloomberg cho biết. Năm 2017, Việt Nam đã thu hút được 6 tỷ USD vào thị trường IPO, vượt trước các nước Đông Nam Á. Trong quý đầu năm nay, GDP Việt Nam tăng trưởng 7,38%, cao nhất trong 10 năm gần đây, nhờ vào bước nhảy trong ngành công nghiệp và xây dựng. Kể từ tháng Giêng, VN-Index đã tăng khoảng 17%, vượt trước các thị trường lớn ở châu Á và biến  thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh thành một trong  những thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới. Trong 2 năm qua, chỉ số này đã tăng hơn gấp đôi, Việt Nam vượt qua Indonesia  và trở thành nước xuất khẩu lớn, trong khi nền kinh tế Indonesia là lớn hơn gần gấp năm lần, theo Financial Times.

Một số thành tựu rực rỡ được nêu lên trong bài báo đăng tải trên trang Brookings Institution , tác giả cố gắng tiết lộ bí quyết của "điều kỳ diệu Việt Nam". Trong khi nền thương mại toàn cầu đang bị đình trệ, thương mại của Việt Nam đã tăng lên mức 190% GDP vào năm 2017 so với 70% trong năm 2007. Trong những năm 2014 — 2016, khu vực sản xuất của Việt Nam đã tạo ra 1,5 triệu việc làm mới. Kinh nghiệm của Việt Nam có thể hữu ích không chỉ đối với các nước đang phát triển, mà còn đối với các nước phát triển. Tất nhiên, một số điều kiện cơ bản, chẳng hạn như nguồn nhân lực trẻ giá rẻ, sự ổn định chính trị, vị trị địa lý gần với các tuyến đường vận chuyển chính đều là các yếu tố rất quan trọng. Nhưng, chính sách thông minh và khôn khéo của ban lãnh đạo Việt Nam cũng không kém phần quan trọng. Việt Nam đã đạt được thành công bởi vì đã hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tự do hóa nội bộ và đầu tư vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Việc mất lợi thế hiện tại trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động do lộ trình tăng lương, Việt Nam có thể đền bù bằng các công nghệ tiết kiệm lao động mới và tự động hóa, tác giả bài báo nhận xét.

Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang trở thành cầu thủ hàng đầu Đông Nam Á
Các phương tiện truyền thông nước ngoài khuyên bảo nước Cuba xã hội chủ nghĩa nên nghiên cứu những  kinh nghiệm của Việt Nam. Asia Times nhắc nhở về việc, gần đây trong thời gian chuyến thăm Cuba, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khuyên bảo các đồng chí Cuba nên thực hiện tích cực hơn cuộc cải cách thị trường: không  nên sợ rằng, việc tự do hoá nền kinh tế sẽ dẫn đến tự do hóa hoạt động chính trị. Ở Việt Nam đang diễn ra những quá trình rất thú vị. 20% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất. Hà Nội đang tích cực cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Trong năm 1990, tất cả các doanh nghiệp đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, trong năm 2002 đã có khoảng 15 nghìn doanh nghiệp nhà nước. Và hiện nay, theo đánh giá của các nhà phân tích, chỉ còn lại khoảng 2 nghìn doanh nghiệp nhà nước. Vào đầu thập kỷ tới, con số này có thể giảm xuống chỉ còn 100. Nhà nước cần thêm kinh phí để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng là rất cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Với gánh nặng nợ công khá cao, chính quyền Việt Nam thực hiện chính sách thắt chặt tài khóa, tiền tệ, giảm việc làm trong khu vực công và tăng chi phí dịch vụ công. Trong khi đó, mức độ phân tầng xã hội đang tăng lên, tham nhũng tràn lan, do đó một bộ phận xã hội Việt Nam có thái độ bi quan, tờ báo viết.

Vào tuần này nhiều phương tiện truyền thông phản ánh hai vấn đề cấp bách trong sự phát triển của nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Ở Việt Nam có "vấn đề nước", theo The News Lens International. Chỉ có 10% hộ gia đình và 25% xí nghiệp công nghiệp xử lý nước thải trước khi thải ra sông. Mức độ gia tăng lượng nước thải tại các đô thị ngày càng tăng đã dẫn đến xuất hiện ngày càng nhiều sông, hồ "chết" gây hại cho sức khỏe của hàng triệu người. Tình trạng thiếu nước sạch và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu và sự phát triển của thủy điện. Còn VnExpress International ghi chú rằng, ở Việt Nam việc thu gom, phân loại và tái chế rác thải vẫn là các công việc lao động chân tay. Chỉ có từ 40 đến 60% rác thải được đưa đến các bãi chôn lấp chất thải, phần còn bị xả xuống sông và các con sông chảy ra biển. Trong năm 2015, Việt Nam bị liệt vào danh sách 5 quốc gia đã thải ra vào đại dương lượng chất nhựa lớn nhất.

Nhà máy chế biến rác thành năng lượng - Sputnik Việt Nam
Rác thải sẽ cứu Việt Nam khỏi khủng hoảng năng lượng

Báo chí nước ngoài rất quan tâm đến mối quan hệ quốc tế của Việt Nam. Tờ The Diplomat cho rằng, quyết định của Việt Nam yêu cầu công ty Repsol của Tây Ban Nha ngưng khoan dầu và ngừng dự án khoan dầu ở vùng Biển Đông dưới áp lực của Trung Quốc "phá hoại nỗ lực của Mỹ và các đối tác dân chủ của họ nhằm xây dựng khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở". Việt Nam và Indonesia đang cố gắng giải quyết nạn đánh cá lậu trên Biển Đông, theo Tampabay.com. Washington Times khẳng định rằng, các hoạt động mang tính bảo hộ của Washington đối với cá tra Việt Nam có thể dẫn đến "cuộc chiến cá tra" giữa Mỹ và Việt Nam.

Bây giờ chúng tôi khép lại mục điểm báo bằng bài phân tích trên tờ báo Anh The Conversation UK. Tác giả bài báo so sánh vụ không kích Syria gần đây nhất do Mỹ và các đồng minh của họ thực hiện với chiến dịch Rolling Thunder (Sấm Rền) ném bom miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968, là một chiến dịch phá hoại và không hiệu quả. "Các nhà lãnh đạo thế giới nên chú ý lắng nghe tiếng sầm rền vang.  Đáng tiếc, có vẻ là những người cần phải chú ý lắng nghe đều là điếc", — tác giả bài báo kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала