Tuy nhiên, nhiều dự án không được triển khai đã đặt nền móng cho bước đột phá trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Sputnik giới thiệu 5 nguyên mẫu vũ khí độc đáo của Nga có một không hai trên thế giới.
Hiện tại vẫn chưa có tàu ngầm nào phá vỡ kỷ lục về tốc độ của tàu ngầm hạt nhân Anchar — K-162, dự án 661, mà Liên Xô đã đưa vào hoạt động trong năm 1969: chiếc tàu đạt tốc độ di chuyển dưới nước 44 hải lý (82 km/h). Chiếc tàu ngầm hạt nhân nhanh nhất thế giới được mệnh danh là sát thủ diệt tàu sân bay: K-162 có thể đến gần chiếc tàu của đối phương và phóng ngư lôi hoặc tên lửa hành trình P-70 "Ametist", sau đó chạy nhanh thoát khỏi đòn tấn công trả đũa. Nhưng, chiếc tàu ngầm K-162 phải trả giá đắt cho tốc độ siêu cao — nó phát ra tiếng ồn cực lớn, điều đó làm mất đi ưu điểm chính của tàu ngầm — sự tàng hình.
Ngoài ra, chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân là cực kỳ đắt tiền, vì thân tàu làm bằng titanium. Cuối cùng, Hải quân Xô viết đã từ bỏ dự án Anchar. Chiếc tài duy nhất của dự án này đã phục vụ trong gần 20 năm, sau đó nó đã được xử lý.
Ekranoplan "Lun"
Ekranoplan "Lun" bay quá thấp và do đó không thể bị phát hiện bởi radar của đối phương, nó có thể tới sát gần nhóm tàu sân bay và phóng 6 tên lửa đối hạm hạng nặng Moskit.
Mỗi tên lửa có đầu đạn xuyên phá khối lượng 300kg và bay ở chế độ hành trình với độ cao từ 7 — 20 m so với mặt biển. Ngay cả một nửa kho vũ khí của ekranoplan cũng là đủ để tiêu diệt tàu sân bay. Tuy nhiên, khi đó đất nước Liên Xô bên bờ vực sụp đổ và chỉ đơn giản không có tiền để phát triển dự án đó. Chiếc ekranoplan "Lun" huyền thoại không còn phục vụ trong Hải quân và đang được bảo quản.
Siêu tiêm kích Su-47 Berkut
Tuy nhiên, đặc điểm này đã có tác động tiêu cực đến số phận máy bay. Cánh cụp phía trước chỉ có thể được làm từ vật liệu sợi Carbon Composite, loại vật liệu rất đắt tiền. Dự án đã được cấp đủ kinh phí để chế tạo nguyên mẫu, nhưng, việc sản xuất hàng loạt những máy bay như vậy, đặc biệt là việc sửa chữa và bảo trì chúng, có giá quá cao. Chiếc "Đại bàng Vàng" duy nhất đang được lưu trữ trong bảo tàng của Viện nghiên cứu máy bay mang tên Gromov. Tuy nhiên, trong những năm 2006-2007, chiếc máy bay đã được sử dụng trong chương trình chế tạo nguyên mẫu máy bay tiêm kích T-50 (sau đó được gọi là Su-57). Một số thiết bị của máy bay "tàng hình" đã được thử nghiệm trên Su-47.
Dự án siêu tăng Objekt 640 "Đại bàng đen"
Objekt 640 là dự án xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga đã được phát triển vào những năm 1990 tại Phòng Thiết kế các phương tiện giao thông vận tải ở thành phố Omsk. Chiếc xe tăng này sử dụng khung gầm 7 con lăn với một tháp pháo mới, nó đã đượcgiới thiệu lần đầu vào năm 1997. Với động cơ tuabin 1500 hp, xe tăng có thể di chuyển với tốc độ 80 km/h trên đường bộ, được trang bị pháo nòng trơn 125mm nạp đạn tự động, giáp phản ứng nổ Kaktus và hệ thống bảo vệ tích cực Drozd-2. Các chỗ ngồi của kíp lái có ghế được điều chỉnh với hai tư thế: hành quân và chiến đấu. Sau khi ghế sang tư thế "chiếu đấu", kíp xe tăng ngồi dưới tháp pháo, điều đó giúp họ có khả năng sống sót cao hơn trên chiến trường.
Chỉ có một chiếc xe tăng "Đại bàng đen", loại xe tăng này không đi vào sản xuất hàng loạt.
MiG-105,11
Nguyên mẫu cận âm bay với tốc độ lên đến 800 km/h, trọng lượng 3 tấn rưỡi và có một phi công. Quá trình thử nghiệm đã kết thúc sau một tai nạn nghiêm trọng — vào ngày 13 tháng 9 năm 1978, phi cơ quỹ đạo đã bị hư hại nặng khi hạ cánh. Sau đó dự án đã chấm dứt hoạt động do chi phí quá cao.