Tại Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV, sau nhiều phiên thảo luận cặn kẽ, thẳng thắn, công khai, trong đó có tiếp thu nhiều ý kiến trực tiếp và gián tiếp của cử tri cả nước, ngày 12/6/2018, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật An ninh mạng với tỷ lệ cao (86,86% đại biểu Quốc hội tán thành).
Không thể phủ nhận những tiện ích mà internet và mạng xã hội mang lại cho đời sống con người nói riêng, nhân loại nói chung.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, mỗi con người, mỗi quốc gia, dân tộc cũng phải đối diện với những thách thức không nhỏ và phức tạp mà internet, mạng xã hội mang lại, nhất là trên khía cạnh thông tin.
Bởi thông tin trên internet, mạng xã hội rất khó kiểm chứng và không bị giới hạn bởi không gian.
Từ thực tế ấy, các thế lực thù địch, những phần tử xấu đã và đang triệt để lợi dụng internet, mạng xã hội để xâm phạm chủ quyền biên giới điện tử quốc gia, tán phát thông tin thất thiệt vì những mục tiêu hiểm độc, đê hèn, như:
Đến nay, nhiều quốc gia đã xem internet, mạng xã hội là phương thức giao tiếp giữa chính quyền với nhân dân, nhằm phát huy vai trò quản lý, giám sát của nhân dân.
Nhà nước Việt Nam đã và đang đi theo xu hướng này, xây dựng chính phủ điện tử từ những lĩnh vực nhạy cảm, ví dụ:
Hải quan đến giải quyết những nhu cầu thường nhật của công dân như xác nhận nhân thân, hộ khẩu…
Tuy nhiên, internet, mạng xã hội đã từng là phương tiện thông tin chủ yếu của những lực lượng chống chính phủ-kết nối, huy động người dân thực hiện hành vi từ "bất bạo động", "bất tuân dân sự" đến bạo loạn, lật đổ; kêu gọi nước ngoài can thiệp để "bảo vệ dân thường", "bảo vệ nhân quyền" khỏi sự đàn áp của chính phủ…
Ở Việt Nam, những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại tài sản Nhà nước, cản trở người thi hành công vụ xảy ra ở Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh… lấy lý do phản đối dự án luật về đặc khu cho thấy những thế lực chính trị xấu, trong đó có cả nước ngoài đã thông qua internet, mạng xã hội chỉ đạo những phần tử lưu manh, nghiện hút, không công ăn việc làm tìm cách tán phát thông tin xuyên tạc về dự luật này để kích động người dân xuống đường chống chính quyền nhân dân.
Bởi vậy, cần phải có một chế tài nghiêm minh đối với việc sử dụng internet, mạng xã hội nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trên không gian mạng.
Đó là lý do vì sao Luật An ninh mạng được Quốc hội Việt Nam thông qua với sự nhất trí cao.
Thế nhưng trên internet, mạng xã hội, một số người không nghiên cứu chu đáo luật này, một số kẻ xấu đã cố tình xuyên tạc, đòi bác bỏ Luật An ninh mạng bằng những lý do mơ hồ, hoặc suy diễn với dụng ý xấu.
Chẳng hạn họ cho rằng Luật An ninh mạng "xâm phạm quyền riêng tư"; "xâm phạm quyền tự do ngôn luận"; "cướp đi quyền sử dụng internet của người dân"…
Cũng trong dịp này, trong những cuộc gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia, những kẻ xấu đã giơ cao khẩu hiệu đòi xóa Luật An ninh mạng.
Nhiều hãng thông tấn phương Tây cũng "hỗ trợ" bằng những bài viết, những cuộc "tọa đàm" online (trên mạng) để tán phát thông tin xuyên tạc, phủ nhận Luật An ninh mạng.
Có người còn lo lắng các trang mạng lớn như Google, Facebook sẽ "rời Việt Nam".
Vậy Luật An ninh mạng phải chăng nhằm xâm phạm quyền con người, quyền công dân và hạn chế các quan hệ quốc tế-kiềm chế sự phát triển của Việt Nam?
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều. Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng là:
(1) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
(2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước;…
(3) Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng… bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng…" (Điều 4).
Đó là những hoạt động sau: (1) Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
(2) Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
(3) Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế-xã hội… xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác;
(4) Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc…;
(5) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội…
(6) Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi" (Điều 8).
Những băn khoăn, lo lắng về Luật An ninh mạng vi phạm hiệp định WTO, CPTPP và các doanh nghiệp mạng lớn như Google, Facebook sẽ rời khỏi Việt Nam có đúng không? Câu trả lời là "không".
Theo Tờ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam cho biết, các hiệp định cơ bản của WTO (Hiệp định GATT, Hiệp định GATS) mà Việt Nam tham gia và Hiệp định CPTPP đều có điều khoản ngoại lệ về an ninh.
Theo đó, Việt Nam có quyền yêu cầu các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, internet và các dịch vụ trên không gian mạng tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu quan trọng của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam-đặt máy chủ ảo tại Việt Nam là hoàn toàn hợp pháp.
Được biết, cho đến nay đã có hơn 18 quốc gia thành viên của WTO (trong đó có Hoa Kỳ, Canada, Australia, Đức, Pháp) quy định bắt buộc các doanh nghiệp mạng phải lưu trữ dữ liệu trong lãnh thổ nước mình.
Còn các trang mạng lớn như Google, Facebook đã có mặt tại Việt Nam thì sao? Việt Nam hiện là một thị trường lớn.
Theo thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam hiện có 58 triệu người dùng, tăng 5% trong quý đầu năm 2018 và 16% so với cùng kỳ năm 2017.
Các dịch vụ quảng cáo, thanh toán qua thẻ tín dụng dựa trên nền tảng từ những mạng này là một nguồn thu nhập đáng kể của công ty này…
Cho đến nay, Việt Nam hiện xếp ở vị trí thứ 7 trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh cũng nằm trong tốp 6 thành phố có người dùng Facebook đông nhất, với 14 triệu người dùng.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam, hiện nay, Google và Facebook đang lưu trữ dữ liệu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam tại trung tâm dữ liệu đặt ở Hồng Công (Trung Quốc) và Singapore.
Luật An ninh mạng có hiệu lực thì các doanh nghiệp này phải chuyển lưu trữ dữ liệu về Việt Nam là hoàn toàn khả thi.
Như vậy, xét về lợi ích quốc gia, dân tộc, bao gồm cả quan hệ quốc tế, Luật An ninh mạng không chỉ bảo vệ, bảo đảm tốt hơn độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia (trên không gian điện tử) mà còn tạo điều kiện bảo đảm tốt hơn lợi ích quốc gia dân tộc.
Đây là điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà nước trong điều kiện internet, mạng xã hội đang phát triển như vũ bão.
Nếu như cá nhân, doanh nghiệp có tốn kém thêm đôi chút chi phí trong thực hiện Luật An ninh mạng thì cũng phải chấp nhận vì lợi ích lớn hơn, lâu dài hơn của đất nước, suy cho cùng cũng là lợi ích bảo đảm sự bình yên cho xã hội, gia đình và cho mỗi người.
Vì chế tài của Luật An ninh mạng chỉ áp dụng đối với những hành vi phạm tội (thông qua lợi dụng internet, mạng xã hội-Điều 8).
Luật An ninh mạng chỉ cho phép cơ quan chức năng điều tra, làm rõ chủ thể nguồn thông tin xấu độc khi cần thiết mà thôi.
Tuy nhiên, đối với những kẻ đã và đang có những âm mưu, kế hoạch lợi dụng internet, mạng xã hội để chống lại Nhà nước Việt Nam hoặc làm tổn thương đến công dân, thì Luật An ninh mạng là một chế tài nghiêm khắc.
Như vậy, đối với mọi người, hoàn toàn không có chuyện Luật An ninh mạng "xâm phạm quyền riêng tư"; "xâm phạm quyền tự do ngôn luận"; "cướp đi quyền sử dụng internet của người dân" như có kẻ đang xuyên tạc, phủ nhận.
Theo: GDVN