Các nhà thiết kế Ukraina đã đạt được những gì trong thực tế — theo tài liệu của "Sputnik".
"Nhiều khả năng, họ lấy một trong những khẩu như vậy, đặt trên một khung gầm xe tải, thêm các thiết bị thủy lực, sơn lại và gọi đó là thiết kế mới nhất. Chính bằng cách này trong những năm 1980 chuyên gia Xô viết đã tạo ra phiên bản "MSTA-K" bánh hơi trên khung gầm KamAZ và Kraz. Ukraina khi đó tỏ ra quan tâm hấp dẫn trước sản phẩm như vậy, nhưng sau đó Ủy ban quốc phòng ưu tiên cho phiên bản tự hành "MSTA-S" bánh xích trên khung gầm xe tăng, bởi vì chúng có khả năng di chuyển tốt nhất".
Tiềm năng xuất khẩu của hệ thống pháo binh mới cũng rất đáng nghi ngờ. Đúng thế, các kỹ sư Ukraina đã thiết kế để sử dụng đạn 155-mm NATO, rõ ràng trông vào sự quan tâm của khách hàng phương Tây. Nhưng nếu tính đến việc khách hàng chỉ mua "Bogdana" sau khi được trang bị trong quân đội quốc gia sản xuất ra và đã sử dụng thành công trong chiến đấu, chứng tỏ những đặc tính kỹ thuật như công bố. Bên cạnh đó, cần phải sản xuất quy mô lớn đạn 155-mm, và Kiev hiện nay, không có khả năng như vậy. Sử dụng đạn cỡ tương tự của nước ngoài là có vấn đề và chỉ đơn giản là nguy hiểm.
"Đầu tiên tạo ra hệ thống pháo, và sau đó đạn dược đặc biệt dành cho nó. Đó là nguyên tắc. Ví dụ, như lấy đạn của pháo Mỹ M109 "Paladin" và sử dụng cho "Bogdana", thì vẫn có thể bắn được, nhưng đối với việc xuất khẩu việc này không phù hợp. Ngoài ra, bất kỳ sự thiếu chính xác nào, viên đạn "lạ" cũng có thể phát nổ ngay trong nòng súng", một chuyên gia Nga nói.
Năm 1990 Kiev là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu, bán thiết bị quân sự Liên Xô và đạn dược từ kho dự trữ của họ. Còn hôm nay tất cả các "mặt hàng mới" của Ukraina xuất hiện như mẫu triển lãm hoặc chỉ được sản xuất với số lượng hạn chế. Công nghiệp quốc phòng Ukraina đang cố gắng để lấy lại vị trí bị mất trong thị trường vũ khí, nhưng không thành công. Vì vậy, họ lấy ra các dự án cũ và chế tạo ra "Bogdana", Alexei Leonkov kết luận.