Ngành công nghiệp cà phê đang trải qua giai đoạn khó khăn, — ông Roberto Vélez, người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia (Federación de Cafeteros de Colombia) thừa nhận trong cuộc phỏng vấn với Sputnik Mundo. Liên đoàn này bảo vệ lợi ích của hơn 540.000 gia đình chuyên sản xuất sản phẩm có giá trị này.
"Mức giá này là vô lý và không bù đáp chi phí sản xuất. Nó đặt dấu chấm hết cho bất kỳ khả năng sinh lời trong ngành sản xuất cà phê tại Colombia (…). Vấn đề này ảnh hưởng không chỉ đến Colombia mà đến tất cả 25 triệu hộ gia đình và 100 triệu người trồng cà phê", — ông Vélez nói.
Theo dữ liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), trong năm 2017 Colombia — nhà sản xuất lớn thứ ba trên thế giới — đã sản xuất 14 triệu bao cà phê loại 60 kg. Chỉ có hai nước với khối lượng sản xuất lớn hơn: Brazil — 51 triệu bao, 3,06 tỷ tấn và Việt Nam — 29,5 triệu bao, 1,77 tỷ tấn.
Nam Mỹ đứng hàng đầu trong việc sản xuất cà phê, đã cung cấp tổng cộng 70 triệu bao. Vị trí thứ hai thuộc về châu Á và châu Đại Dương (48 triệu bao), tiếp sau đó là Mexico và Trung Mỹ (22 triệu bao) và châu Phi (17,6 triệu bao).
Tại sao giá cà phê tiếp tục giảm?
Một phần trách nhiệm thuộc về sự gia tăng nguồn cung. Báo cáo từ Tổ chức Cà phê thế giới (ICO) cho biết, trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2017, sản lượng cà phê thế giới đã tăng từ 148,50 triệu bao lên đến158.60 triệu bao, tức là đã tăng gần 7% trong ba năm.
"Nếu nói về cung và cầu, tất cả các cầu thủ trên thị trường đã biết rằng, mức giá sẽ thấp hơn. Tuy nhiên, tình hình đã trở nên nghiêm trọng hơn do sự can thiệp của các quỹ đầu cơ và các "ông trùm" trên sàn giao dịch cà phê New York", — ông Vélez nói.
Giống như các mặt hàng khác, cà phê được niêm yết trên sàn giao dịch hàng hóa. Và cũng giống như các cổ phiếu trên Phố Wall, giá cà phê phụ thuộc vào cường độ giao dịch. Các quỹ đầu cơ xa với ngành công nghiệp cà phê ngày càng tích cực tham gia quá trình này, họ chạy theo lợi nhuận cao có thể thu được bằng cách mua và bán các hợp đồng tương lai (Future Contract) trên sàn giao dịch cà phê.
Vấn đề của những người trồng cà phê là ở chỗ: các quỹ đầu cơ là những "người lạ" trong ngành công nghiệp, họ không bao giờ chờ đến lúc đổi hợp đồng lấy hàng hoá. Họ bán các hợp đồng tương lai với một mức giá nhất định, làm giảm giá cà phê và sau đó mua lại với chi phí thấp hơn. Và họ nhận được thu nhập từ chênh lệch tỷ giá — giữa giá ban đầu và giá cuối cùng.
Mới gần đây, sự tham gia của họ được ước tính là 30.000 lô cà phê, nhưng đến nay đã lên đến 100. 000 lô. Theo ông Vélez, "có vẻ như ai đó đang bán thêm 30 triệu bao trên sàn chứng khoán". Kết quả là trên thị trường quốc tế cà phê được bán với mức giá không hợp lý, thậm chí không bù đắp chi phí sản xuất.
"Rõ ràng, tình trạng này ảnh hưởng đến mức giá và đây là hậu quả của các hoạt động đầu cơ của một số quý ông không có gì chung với ngành công nghiệp cà phê. Hôm nay họ bán cà phê, ngày mai họ sẽ bán đường, và ngày hôm sau sẽ đầu tư vào chỉ số Dow Jones, và ngay cả vào tất cả các ngành này cùng một lúc", — ông Vélez nói.
Mối quan hệ giữa những người tham gia chuỗi sản xuất cà phê được điều chỉnh bởi các quy định của Ủy ban CFTC (U.S. Commodity Futures Trading, CFTC) của Mỹ, cơ quan chính thức của Chính phủ Hoa Kỳ.
"Nhưng, các quỹ đầu cơ này không phải là một phần của ngành công nghiệp cà phê, và chúng được điều chỉnh không phải bởi các quy định của Ủy ban CFTC mà bởi một cơ chế khác không đếm xỉa gì tới những khoản đầu tư của bạn hoặc tình hình của bạn", — người đứng đầu Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê Colombia giải thích.