Trong các báo cáo được Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm — SIPRI của Thụy Điển đăng tải, họ chỉ thống kê việc Việt Nam đặt hàng các tên lửa không đối không tầm ngắn sử dụng đầu dò hồng ngoại R-73 để trang bị cho các tiêm kích Su-27 và Su-30MK2 mua từ Nga.
Tuy nhiên thực tế những hình ảnh từng xuất hiện trên báo chí cho thấy chiến đấu cơ họ Flanker của Việt Nam trong những lần trực ban phòng không thì ngoài tên lửa R-73 còn đeo cả đạn R-27R sử dụng đầu dò radar chủ động treo dưới cánh.
So với tên lửa R-73 thì R-27R có tầm bắn lên tới 130 km, vận tốc Mach 4 (so với R-73 tầm bắn chỉ là 30 km và vận tốc Mach 2,5), nhưng tên lửa R-27 lại có nhược điểm là khả năng cơ động không cao, chỉ chịu quá tải được mức tối đa 8G.
Đặt cạnh tên lửa R-27, R-77 có tầm bắn lớn nhất 90 km hoặc lên tới 175 km ở phiên bản R-77M1, tốc độ tối đa Mach 4, nhưng đầu dò của nó nhạy hơn hẳn R-27 cũng như độ cơ động vượt trội, tối đa lên tới 150 độ mỗi giây.
Phải tới gần đây trong phóng sự của Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam ghi nhận một buổi huấn luyện chuyển trạng thái báo động tiêm kích phòng không tại Trung đoàn không quân 935 thì hình ảnh tên lửa R-77 mới chính thức lộ diện.
El Vympel R-77 ruso es un sistema misilístico aire-aire de alcance medio, guiado por radar activo. Similar al sistema AIM-120 AMRAAM pic.twitter.com/Iztx9ywLQO
— Defensape Youtube (@defensape) 10 марта 2017 г.
Hiện tại chưa rõ phiên bản R-77 của Việt Nam là loại cơ bản hay biến thể nâng cấp R-77M1, mặc dù vậy đây vẫn là tin rất vui cho những người yêu quân sự nước nhà khi biết rằng Su-30MK2 (và cả Su-27) của chúng ta đã đạt tới năng lực không chiến toàn diện.
Bộ 3 tên lửa không đối không bao gồm R-27, R-73 và R-77 sẽ giúp cho các chiến đấu cơ của Không quân nhân dân Việt Nam có thể lựa chọn vũ khí trong khi giao chiến với những đối tượng khác nhau một cách linh hoạt hơn, đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu cũng như tiết kiệm đạn ở mức tối ưu.