Ý có cần tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ của mình hay không?

© Ảnh : Google Maps, screenshotCăn cứ tên lửa Jupiter gần Laterza
Căn cứ tên lửa Jupiter gần Laterza - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sắp ra khỏi Hiệp ước INF, gây ra mối lo ngại chính đáng ở châu Âu. Điều đó đặc biệt liên quan đến Ý, vì trong nhiều năm qua, trên lãnh thổ của nước này NATO đã triển khai các căn cứ với tên lửa tầm trung và ngắn nhắm vào Nga.

Trong giai đoạn sau Thế chiến II, một cuộc triển khai tiềm năng quân sự của Mỹ đã diễn ra ở Ý: các binh sĩ Mỹ phục vụ ở Ý, các căn cứ quân sự của Mỹ được xây dựng ở nước này (ví dụ, căn cứ Camp Ederle ở Vicenza). Trong những năm 1960, miền nam nước Ý trở thành địa điểm triển khai tên lửa đạn đạo, khiến lãnh thổ của nước này có nguy cơ bị tấn công hạt nhân trả đũa từ Liên Xô.

Và ngày nay, trong trường hợp xảy ra xung đột, Liệu Ý có thể trở thành đấu trường tấn công hạt nhân trả đũa? Sputnik Italia nói chuyện với chuyên gia quân sự, nhà khoa học chính trị từ Đại học bang Milan Mirko Molteni về điều này.

© Ảnh : google mapsCăn cứ tên lửa Jupiter
Căn cứ tên lửa Jupiter - Sputnik Việt Nam
Căn cứ tên lửa Jupiter

Sputnik: Mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ khi triển khai tên lửa trên lãnh thổ Murgia ở Puglia trong thập niên 60 là gì?

Mirko Moleni: Trong những năm 1957-1959, Mỹ quyết định lắp đặt các tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) như Chrysler PGM-19 Jupiter ở Puglia là vì thời đó Mỹ không có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng bay tới tận Liên Xô. Ngoài Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ quyết định lắp đặt tên lửa Jupiter trên lãnh thổ Apulia, vì tầm bắn của các tên lửa này là 2800 km, và họ có thể nắm giữ các cơ sở của Liên Xô nằm ở các quốc gia tham gia Hiệp ước Warsaw, kiềm chế Moskva, cũng như phần lớn lãnh thổ châu Âu của Nga.

© Ảnh : google mapsCăn cứ tên lửa Jupiter
Căn cứ tên lửa Jupiter - Sputnik Việt Nam
Căn cứ tên lửa Jupiter

Sputnik: Trump xác nhận rằng Hoa Kỳ sẽ rút khỏi Hiệp ước INF. Ông có nghĩ rằng sẽ có nguy cơ xảy ra chiến tranh lạnh mới không? Hay là quá muộn, và cuộc chạy đua vũ trang mới đã bắt đầu từ lâu?

Thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa trên đất liền của Hoa Kỳ. Ảnh lưu trữ - Sputnik Việt Nam
Chiến lược phòng thủ tên lửa mới của Mỹ có ý nghĩa gì đối với Nga và Trung Quốc?
Mirko Molteni: Đã muộn hay chưa, chúng ta sẽ hiểu, khi theo dõi hành động của Hoa Kỳ. Hiện tại, dường như kịch bản năm 2002 đang được lặp lại, khi Washington rút khỏi hiệp ước phòng thủ tên lửa, và điều này đã hạn chế hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Mục tiêu ra khỏi Hiệp ước là tự do trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa. Có vẻ, ngay cả hôm nay, Mỹ có kế hoạch dần dần tranh thủ lợi thế, kết hợp việc mở rộng phòng thủ tên lửa với khả năng chĩa súng kiềm chế các căn cứ và quân đội Nga.

Việc phát triển và tạo ra vũ khí hiện đại đòi hỏi rất nhiều thời gian, nhưng hoàn toàn có khả năng là các hệ thống mới đã tồn tại. Tức là cuộc chạy đua vũ trang chưa bao giờ dừng lại.

Sputnik: Ông có nghĩ rằng nếu rút khỏi Hiệp ước INF, Hoa Kỳ sẽ lắp đặt tên lửa tầm trung và tầm ngắn trên lãnh thổ Ba Lan và các nước vùng Baltic? Hay là câu chuyện đang đề cập đến Tây Âu?

Mirko Molteni: Nếu Mỹ triển khai tên lửa tầm trung ở Ba Lan hoặc các nước cộng hòa Baltic, thì Nga có thể coi bước này là tuyên bố chiến tranh, vì tình huống như vậy sẽ khiến Liên bang Nga tăng nguy cơ bị tấn công bất ngờ. Người Nga đã trải nghiệm chuyện đó vào năm 1941 với Chiến dịch Barbarossa và họ không muốn lặp lại. Mặt khác, theo tôi, việc người Mỹ sống sót sau vụ tấn công Trân Châu Cảng buộc họ phải hiểu rằng nếu cả hai bên có cùng nỗi quan ngại, đây là lý do tốt để ngồi vào bàn đàm phán và lắng nghe nhau. Vì vậy, nhiều khả năng tên lửa sẽ được triển khai ở các quốc gia như Đức và Ý, hay có lẽ là Đan Mạch hoặc Na Uy. Một quyết định như vậy sẽ dễ chấp nhận hơn đối với Nga, vì Nga cũng sẽ không lãng phí thời gian và sẽ bắt đầu triển khai tên lửa tương tự.

Lầu Năm Góc - Sputnik Việt Nam
Báo cáo của Lầu Năm Góc về phòng thủ tên lửa sẽ chỉ ra tiềm năng của các đối thủ Mỹ
Sputnik: Ông có nghĩ rằng chính phủ Ý lại một lần nữa đồng ý triển khai tên lửa hạt nhân trên lãnh thổ của mình hay không?

Mirko Moleni: Quan hệ trong lĩnh vực hợp tác quân sự giữa Ý và Hoa Kỳ được điều chỉnh bởi nhiều hiệp ước, phần lớn là bí mật, bắt đầu từ BIA (Thỏa thuận cơ sở hạ tầng song phương), ký ngày 20 tháng 10 năm 1954 và các hiệp định khác, như Thỏa thuận Shell ngày 2 tháng 2 năm 1995 hoặc Stone Axe ngày 11 tháng 9 năm 2001. Về mặt lý thuyết, nếu muốn, chính phủ và quốc hội Ý có thể phản đối việc triển khai tên lửa hạt nhân mới của Mỹ trên lãnh thổ của chúng tôi, nhưng điều này cũng phụ thuộc vào những gì được quy định trong các điều khoản bí mật của các hiệp ước này.

Tuy nhiên, có một điều cũng đúng là trong trường hợp xảy ra xung đột, các căn cứ IRBM của Ý nhắm vào Nga sẽ tự động trở thành mục tiêu khả thi cho cuộc tấn công hạt nhân của Nga.Vì vậy, ngày nay, điều đó đã trở thành chủ đề thảo luận chính trị nghiêm túc về khả năng phá vỡ hiệp ước, hoặc ít nhất là thảo luận chiến lược mới với Hoa Kỳ về vũ khí hạt nhân và việc triển khai vũ khí hạt nhân tại các căn cứ trên lãnh thổ của chúng tôi.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала