Tháng 12/1978: Trung Quốc hạ quyết tâm xâm lược Việt Nam

© Sputnik / A. Zuyzin / Chuyển đến kho ảnhCuộc xung đột Trung-Việt năm 1979
Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo báo Đất Việt, trong tháng 11 và 12 năm 1978, Trung Quốc đã hạ quyết tâm và ráo riết thực hiện công tác chuẩn bị tấn công xâm lược Việt Nam.

Báo Đất Việt tiếp tục loạt bài về cuộc chiến tranh xâm lược mà Trung Quốc tiến hành trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam vào tháng 02/1979.

Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh biên giới Việt-Trung: Sòng phẳng với lịch sử không phải là kích động hận thù

Trước đây, chúng tôi cũng đã có một chuyên đề dài về cuộc chiến tranh xâm lược này, nhưng khi đó, các sự kiện được chẻ ra từng mảng, từng lĩnh vực. Trong số chuyên đề năm nay, chúng tôi sẽ phân tích theo chiều dọc, dẫn dắt sự kiện theo diễn biến thời gian để chúng ta hiểu được dã tâm và âm mưu xâm lược Việt Nam của Trung Quốc đã có từ rất lâu.

Chúng ta đã biết rằng:

"Sự thù hận và mưu đồ tiếp tục xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam; mưu toan cướp đoạt vai trò lãnh đạo khối Xã hội Chủ nghĩa của Liên Xô, cùng với suy nghĩ bệnh hoạn về việc Việt Nam hợp công với Liên Xô chống Trung Quốc" đã khiến Bắc Kinh ấp ủ âm mưu đánh Việt Nam.

Năm 1978: Quan hệ Việt-Trung bắt đầu xấu đi nghiêm trọng

Từ cuối năm 1977, các văn kiện của Quân khu Quảng Châu luôn nhấn mạnh tinh thần "phải chuẩn bị mọi mặt để đánh Việt Nam", Trung Quốc cũng tung ra các khẩu hiệu tuyên truyền "Việt Nam là tay sai của Liên Xô, có tham vọng xâm lược Campuchia, Lào, chiếm Đông Nam Á, thực hiện bá quyền khu vực" hay "Việt Nam là tiểu bá ở châu Á, xâm lược Campuchia", nên "không không thể không đánh và phải đánh lớn".

Bắt đầu từ năm 1978, song song với việc liên tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của Việt Nam, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị mọi mặt cho cuộc tấn công quy mô lớn trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, tập trung những quân đoàn chủ lực lớn dọc theo biên giới Việt-Trung.

Cuộc xung đột Trung-Việt năm 1979 - Sputnik Việt Nam
Hùm xám Sùng Lãm trong Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979
Đồng thời, Bắc Kinh cũng tăng cường viện trợ quân sự cho Campuchia, cam kết bảo vệ cho chính quyền Khmer Đỏ, phớt lờ các yêu cầu của Việt Nam với giới lãnh đạo Trung Quốc về việc yêu cầu Campuchia Dân chủ chấp nhận đàm phán về giải pháp cho cuộc xung đột trên tuyến biên giới Tây Nam.

Vào tháng 1/1978, Trung Quốc đã hủy bỏ hiệp ước về lãnh sự với Việt Nam, sau đó, đến này 17/6/1978, Bắc Kinh yêu cầu các lãnh sự quán Việt Nam ở Côn Minh, Quảng Châu và Nam Ninh phải dời về nước, để gây sức ép với Việt Nam, khiến quan hệ Việt-Trung tiếp tục xấu đi.

Theo nguồn tin của Cục tình báo Trung ương Hoa Kỳ CIA sau này được báo chí Mỹ tiết lộ, thì trong giai đoạn giữa năm 1978, Trung Quốc đã xác định về mặt tinh thần cho các đơn vị bộ đội sẵn sàng mở cuộc tiến công quân sự quy mô lớn chống Việt Nam, vấn đề còn lại chỉ là xác định quy mô của cuộc chiến và thời điểm bắt đầu khai chiến.

© AP PhotoĐặng Tiểu Bình
Đặng Tiểu Bình - Sputnik Việt Nam
Đặng Tiểu Bình

Ngày 12/8/1978, trước khi tấn công Việt Nam, Trung Quốc ký với Nhật Bản Hiệp ước hoà bình, hữu nghị có giá trị trong mười năm (và sẽ tái ký sau đó), nhằm tạo sự ổn định tại khu vực Đông Bắc Á có lợi cho Bắc Kinh, nhằm rảnh tay đánh Việt Nam.

Châu Đức Lễ (Zhou Deli), Tham mưu trưởng Quân khu Quảng Châu, kể lại rằng vào tháng 9 năm 1978 đã có một cuộc họp được tổ chức trong Bộ tổng Tham mưu quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, để bàn về vấn đề xung đột biên giới trên bộ với Việt Nam.

Cuộc họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng của Việt Nam trong một cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc. Tù binh Li Fu, lính Đại đội 7 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn Tăng trả lời câu hỏi của các phóng viên. - Sputnik Việt Nam
Chiến tranh Vệ quốc chống Trung Quốc 1979 và lối ứng xử trong quan hệ quốc tế ngày nay
Một đề xuất sơ bộ đề nghị tiến hành một chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội địa phương thuộc huyện Trùng Khánh của Việt Nam, nằm sát đường biên giới với tỉnh Quảng Tây, nhưng sau đó, đa số người tham gia cuộc họp đều đồng ý rằng cần phải tiến hành một hành động quân sự lớn, gây được ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình ở Đông Nam Á.

Đa phần ý kiến cho rằng, cần phải tiến công vào các đơn vị quân đội chính quy của Việt Nam từ cấp sư đoàn trở lên, trên một địa bàn rộng lớn. Mặc dù cuộc họp kết thúc mà không đưa ra bất cứ quyết định cụ thể nào về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhưng về cơ bản là Trung Quốc đã thống nhất tư tưởng về một cuộc tấn công vào lãnh thổ Việt Nam.

Thế nhưng, vào thời điểm đó, tiếng nói ủng hộ Việt Nam rất đông đảo, không dễ để Trung Quốc thuận lợi phát động chiến tranh. Do đó, chính quyền Bắc Kinh đã ổ ạt triển khai những hoạt động ngoại giao và tuyên truyền rầm rộ để tìm kiếm ủng hộ và chuẩn bị dư luận.

Tháng 11/1978: Trung Quốc củng cố quyết tâm đánh Việt Nam

Sau khi Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước hợp tác hữu nghị vào ngày 3/11/1978 thì Bắc Kinh chính thức xác định coi Liên Xô và Việt Nam là "kẻ thù", quyết định tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đề xây dựng lòng tin với "đồng minh mới" là Hoa Kỳ, đồng thời ra tuyên cáo cắt đứt quan hệ với Khối Xã hội Chủ nghĩa.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh lúc đó nhận định, Việt Nam đang đứng trước những khó khăn nghiêm trọng, những thách thức về kinh tế, chính trị, nhất là sự hao tổn sinh lực sau cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, đây là lúc thời cơ đã chín muồi nhất để Trung Quốc xâm lược Việt Nam.

Quân đội Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Kẻ thù "buộc ta ôm cây súng": Những cái Tết "vô tiền, khoáng hậu" trong lịch sử Việt Nam
Ngày 5/11/1978, Đặng Tiểu Bình đi thăm các nước ASEAN như Thái Lan, Malaysia và Singapore, để thăm dò ý kiến về bước đi sắp tới đối với Việt Nam. Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác toàn diện Việt-Xô mới ký cách đó 2 ngày đã được Đặng Tiểu Bình lấy làm lí do để "đo lường" phản ứng của khối này.

Đặng Tiểu Bình tuyên truyền rằng, việc ký Hiệp ước Việt-Xô là mối de dọa đối với các nước ASEAN, nói rõ quyết tâm của Trung Quốc "không để khu vực Đông Nam Á rơi vào tay Hà Nội".

Đặng Tiểu Bình kêu gọi thành lập Mặt trận chống Liên Xô và Việt Nam (tất nhiên là do Trung Quốc lãnh đạo) với khối các nước ASEAN để "tái cân bằng quyền lợi" của các nước Đông Nam Á và không hề giấu giếm ý định dùng biện pháp quân sự để đối phó với Việt Nam.

Thái độ của các nước ASEAN cơ bản là không đồng ý tham gia liên minh chống Liên Xô và Việt Nam, nhưng cũng có những quan điểm khác nhau và trong thái độ cũng có phần "nhích hơn một chút" về phía Trung Quốc.

Riêng Thái Lan chấp thuận đề xuất của Đặng Tiểu Bình, đồng ý cho phép máy bay Trung Quốc quá cảnh qua vùng trời Thái Lan để tới Campuchia. Việc này đã khiến Bắc Kinh mở ra con đường tiếp vận an toàn cho Campuchia và hậu thuẫn cho tàn quân Polpot sau này.

Sau đó, đích thân Đặng Tiểu Bình đã gặp Trưởng văn phòng đại diện của Mỹ ở Trung Quốc là Leonard Woodcock và thông báo Bắc Kinh đã gác tất cả các yêu sách trước đây về việc đòi Washington không được bán vũ khí cho Đài Loan và quyết định bình thường hoá quan hệ với Mỹ với 2 điều kiện.

Một là: Vào ngày 15/12/1978 hai bên phải công bố việc bình thường hoá từ 1/1/1979, việc này sẽ được cả hai bên giữ kín cho đến ngày 13/12. Hai là: Sau khi bình thường hoá quan hệ, một tháng sau Mỹ sẽ phải mời Đặng Tiểu Bình sang thăm.

Và tất nhiên là Washington đã hoan hỉ đã chấp nhận điều kiện này của Bắc Kinh để hình thành một liên minh Trung-Mỹ chống Liên Xô và Việt Nam.

Chiến tranh Việt Nam - Sputnik Việt Nam
"Quân đội Việt Nam- Bộ đội nhà Phật" và cuộc chiến tranh vì chính nghĩa
Thông qua các bước chuẩn bị ngoại giao, Trung Quốc thấy rằng, nếu đánh Việt Nam, Mỹ sẽ không phản đối, các nước ASEAN cũng chỉ có những động thái hòa giải, Liên Xô sẽ có phản ứng, nhưng khó có khả năng can thiệp trực tiếp, cùng lắm cũng chỉ hỗ trợ vũ khí và chuyên gia quân sự. Nhận định này càng củng cố quyết tâm xâm lược nước ta của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Ngay sau đó, vào ngày 23/11/1978, Bộ Tổng tham mưu Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp. Tại đây, một kịch bản mới về một cuộc chiến tranh quy mô, trong thời gián khá dài, nhằm vào các vị trí quân sự chính của Việt Nam và các thành phố đối diện qua biên giới với các tỉnh Vân Nam và Quảng Tây đã được bàn bạc kỹ lưỡng.

Cuộc họp chỉ định hai quân khu Quảng Châu (chủ chốt là quân khu tỉnh Quảng Tây) và Quân khu Thành Đô (chỉ lấy Quân khu tỉnh Vân Nam, thủ phủ ở Côn Minh) sẽ trực tiếp thực hiện chiến dịch xâm lược này.

Ngoài ra cuộc họp cũng quyết định điều động một lực lượng dự bị chiến lược, bao gồm 4 Tập đoàn quân và 1 sư đoàn, lấy từ các khu vực khác là quân khu tỉnh Vũ Hán và Quân khu Thành Đô để củng cố cho mặt trận Quảng Tây và Vân Nam.

Vậy là guồng máy khổng lồ cho một cuộc xâm lược quy mô, núp dưới cái tên khêu gợi sự thương cảm của cộng đồng quốc tế là "Chiến tranh phản kích tự vệ" đã được thành lập và tích cực chuẩn bị để sẵn sàng gieo tội ác xuống đất nước láng giềng nhỏ bé và thân thiện.

Tháng 12: Ra quyết định tấn công Việt Nam

Đại tướng Phạm Văn Trà - Sputnik Việt Nam
"Thế giới nợ Việt Nam lời xin lỗi"
Trong chuyến công du châu Á tới hàng loạt nước như Nhật, Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Miến Điện, Nepal… tháng 12/1978, tại một cuộc trả lời phỏng vấn được Trung Quốc truyền hình trực tiếp, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học".

Tuy ngày hôm sau báo chí chính thống của Trung Quốc "giảm nhẹ" thành "phải dạy cho Việt Nam bài học" nhưng truyền thông thế giới đã ghi nhận điều này và công khai bình luận về dã tâm của nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Theo bài viết "China's 1979 War with Vietnam: A Reassessment" (tạm dịch: "Nhìn lại cuộc chiến tranh Trung-Việt năm 1979") của Xiaoming Zhang đăng năm 2005 trên tờ China Quarterly, một tạp chí quốc tế có uy tín, xuất bản tại Anh), vào ngày 7/12/1978, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã triệu tập một cuộc họp, ra quyết định phát động một cuộc chiến tranh hạn chế trên tuyến biên giới phía nam Trung Quốc để "giáng trả" Việt Nam.

Chỉ thị của Quân ủy Trung ương Trung Quốc nêu rõ, cuộc chiến tranh được hạn chế nghiêm ngặt trong vòng bán kính 50km từ đường biên giới và kéo dài trong 2 tuần, các đơn vị được ấn định ở phần trên phải chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ ngày 10 tháng 1 năm 1979.

Ý đồ tác chiến được Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QGPNDTQ) lựa chọn là "triển khai 2 mũi tấn công lớn từ 2 hướng, tập trung quân số áp đảo toàn diện để bao vây quân địch từ hai bên sườn, nhằm tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng những trận đánh hủy diệt lớn, theo phương thức đánh nhanh rút gọn".

Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc được tuyên bố là "Chiến tranh phản kích tự vệ" tiến hành trong 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu từ 17 đến 25 tháng 2. Trong thời gian này, quân đội Trung Quốc dự tính sẽ phá vỡ tuyến phòng ngự đầu tiên của Việt Nam và đánh chiếm các thị xã Cao Bằng và Lào Cai, các thị trấn biên giới quan trọng là Cam Đường và Đồng Đăng, cửa ngõ ra vào Lạng Sơn.

Giai đoạn hai từ 26 tháng 2 đến 5 tháng 3, lực lượng Trung Quốc ở Quảng Tây sẽ tập trung tấn công vào Lạng Sơn và các vùng phụ cận phía tây, trong khi các cánh quân vu hồi ở Vân Nam sẽ giao chiến với sư đoàn quân Việt Nam ở vùng Tây Bắc Sa Pa, và Phong Thổ.

Một binh sĩ trên nền dàn loa đại ở Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam
Thành thật xin lỗi Việt Nam
Trong giai đoạn cuối từ 6/3 đến 16/3, quân Trung Quốc sẽ nỗ lực truy quét để tiêu diệt nốt các lực lượng còn sót lại trong quá trình phá hủy hệ thống quân sự tại khu vực biên giới Việt Nam, trước khi hoàn thành việc rút quân vào ngày 16 tháng 3.

Tiếp theo, vào ngày 18/12/1978 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI mở Hội nghị Trung ương lần thứ 3 tại Bắc Kinh với 3 quyết định quan trọng, có liên quan mật thiết đến việc Trung Quốc xâm lược Việt Nam.

1. Đặt Đặng Tiểu Bình vào vị trí lãnh đạo thứ 3 sau Hoa Quốc Phong - nhà lãnh đạo danh nghĩa của đảng và vị nguyên soái già Diệp Kiếm Anh — người đã chuyển giao quyền lực quân sự cho Đặng.

Đặng Tiểu Bình khi đó nắm giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Toàn Quốc, Phó Thủ tướng kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Quyền lực cao đã khiến Đặng Tiểu Bình có tiếng nói quan trọng nhất đối với việc quyết định đánh Việt Nam và đánh như thế nào; đồng thời cũng giúp ông ta thuận lợi hơn trong việc bắt tay với Mỹ nhằm lợi dụng sức mạnh kinh tế Mỹ để cải cách mở cửa nền kinh tế TQ và lập liên minh chống Việt Nam và Liên Xô.

Đặng Tiểu Bình tại Hội nghị trung ương 3 khóa XI của ĐCSTQ năm 1978    

2. Cải cách và mở cửa, mở ra một kỷ nguyên mới cho TQ. Hội nghị này cũng xác định phương châm "kết thúc đấu tranh giai cấp, chuyển dịch trọng điểm công tác sang kiến thiết kinh tế", phấn đấu thực hiện "Bốn hiện đại hóa" gồm các thay đổi về nông nghiệp, kỹ nghệ, khoa học — kỹ thuật và quân sự, mở đường cho cuộc cải cách kinh tế mà Đặng Tiểu Bình cũng đang ấp ủ.

Nhà lãnh đạo số 1 TQ lúc đó là Hoa Quốc Phong chính là người chủ trương chuyển hướng ưu tiên quốc gia của Trung Quốc sang hiện đại hoá kinh tế và mở cửa ra thế giới bên ngoài, nhưng họ Đặng đi xa hơn họ Hoa là muốn "Cải cách, mở cửa" thì vấn đề then chốt là phải bắt tay với Mỹ.

Các chiến sĩ Việt Nam tham gia giữ chủ quyền ở Gạc Ma - Sputnik Việt Nam
Thảm sát ở Gạc Ma 1988: Thế giới cần biết hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc
Theo sách lược này, Hoa Kỳ được xem là tấm gương để học tập các ý tưởng và công nghệ tiên tiến, đồng thời là tấm gương thích hợp nhất về hiện đại hoá. Đặng tin rằng, nếu Bắc Kinh mở cửa với các nước khác nhưng cự tuyệt Wasghington thì chính sách mới sẽ không có hiệu quả.

3. Chấm dứt Hiệp ước Hữu nghị Xô-Trung, đoạn tuyệt với khối Xã hội Chủ nghĩa.

Để tạo được lòng tin với Mỹ để Washington hỗ trợ tài chính và công nghệ cho cải cách mở cửa, TQ phải đánh Việt Nam "trả hận cho Mỹ", phế bỏ uy danh bách chiến bách thắng của Quân đội Nhân dân Việt Nam và đoạn tuyệt với khối Xã hội Chủ nghĩa.

Tư tưởng này của Đặng Tiểu Bình chính là nguyên nhân khiến Bắc Kinh quyết định chấm dứt Hiệp định Xô — Trung có thời hiệu 30 năm, về quan hệ Liên minh, Hợp tác hữu nghị và giúp đỡ lẫn nhau, được ký vào ngày 14/2/1950, hết thời hiệu ngày 15/2/1979 và mở đường cho quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ (chính thức vào tháng 1/1979).

Cũng trong Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Túc Dụ báo cáo rằng, chỉ cần dùng một phần lực lượng của các Đại quân khu Quảng Châu và Thành Đô là đủ để đánh chiếm Hà Nội trong vòng 1 tuần.

Sau hội nghị này, những dấu hiệu cho thấy TQ sẽ đánh Việt Nam đã trở nên rõ nét hơn.

Ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc ngừng tuyến xe lửa liên vận tới Việt Nam (sau đó, đến đầu tháng 1 năm 1979, đường bay Bắc Kinh — Hà Nội cũng bị cắt). Đây chính là giai đoạn Bắc Kinh đang huy động hàng chục vạn quân xâm lược tập trung đến tuyến biên giới phía Nam, giáp phía Bắc Việt Nam.

Bắc Kinh cũng cắt nguồn viện trợ dầu vốn chiếm tới hơn một nửa tiêu thụ dầu của Việt Nam vào cuối năm 1978, trong khi Liên Xô chưa kịp viện trợ bổ sung, càng khiến dự trữ dầu chiến lược của Việt Nam bị thiếu hụt trong thời điểm quyết định khi quân Trung Quốc tấn công.

Sau khi xác định quyết tâm đánh Việt Nam, tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng ngày 31/12/1978, Đặng Tiểu Bình chính thức đề nghị mở một cuộc chiến tranh trừng phạt đối với Việt Nam và đã được giới lãnh đạo Trung Quốc chấp thuận.

Đặng Tiểu Bình cũng chỉ định Hứa Thế Hữu (Xu Shiyou) — Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu làm chỉ huy cánh quân Quảng Tây và Dương Đắc Chí (Yang Dezhi — Tư lệnh quân khu tỉnh Vũ Hán) chỉ huy cánh quân Vân Nam, không dùng Vương Tất Thành (Wang Bicheng)/ Tư lệnh quân khu tỉnh Vân Nam.

Đặng Tiểu Bình đã quyết định không thành lập Bộ chỉ huy chung mà hai cánh quân sẽ tiến hành chiến đấu độc lập, không có phối hợp hoặc hiệp đồng.

Bộ sử 15 tập bao quát lịch sử Việt Nam từ khởi thuỷ đến năm 2000 do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội phát hành. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa chiến tranh xâm lược của Trung Quốc vào bộ sách Lịch sử
Theo tinh thần chỉ đạo và chiến thuật đó, 2 cánh chủ lực của Trung Quốc đã xây dựng những kế hoạch tác chiến riêng của họ, trong đó tập trung nhấn mạnh đến việc tiêu diệt các sư đoàn quân chính quy của Việt Nam dọc biên giới Trung-Việt.

Lo lắng vì không biết lực lượng tham chiến có đủ thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hay không, Đặng Tiểu Bình đã cử Phó tổng tham mưu trưởng Dương Dũng, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Vi Quốc Thanh và Chủ nhiệm Tổng bộ Hậu cần Trương Chấn lần lượt đến Vân Nam và Quảng Tây để thị sát khả năng chiến đấu của các binh sĩ tại Vân Nam và Quảng Tây.

Qua thị sát, lo ngại vấn đề tâm lý do Quân đội Trung Quốc đã vài chục năm chưa tham gia vào bất cứ cuộc chiến tranh lâu dài nào và thực trạng chuẩn bị chiến đấu của các đơn vị tuyến đầu, Trương Chấn đã lập tức đề nghị hoãn cuộc chiến lại một tháng, quân đội được lệnh tiến hành cuộc chiến tranh vào khoảng giữa tháng 2/1979, đồng thời đẩy mạnh công tác chuẩn bị chiến đấu trên tất cả các lĩnh vực chính trị-tư tưởng, chiến thuật tác chiến, vũ khí, trang bị, tiếp tế hậu cần…

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp ngoại giao nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ và đồng minh, ngăn chặn khả năng Liên Xô can thiệp, tấn công TQ ở phía bắc.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала